Sắc xuân trên đỉnh Giàng Pằng

Tháng Giêng về mang theo hơi ấm của mùa xuân, xua tan đi những lạnh lẽo mùa đông và thổi bừng sức sống trên khắp rẻo cao vùng núi Tây Bắc. Sau những đêm dài lạnh lẽo, từng tia nắng ấm áp của mùa xuân ùa về mang đến vẻ đẹp sống động của núi rừng và niềm vui phơi phới trong lòng mỗi con người nơi vùng cao Tây Bắc. Khác với nhiều địa danh khắp mọi miền Tổ Quốc, nơi đây đón xuân với những vẻ đẹp khác biệt, những vẻ đẹp thơ mộng đến nao lòng. Đó là vẻ đẹp của sức sống mãnh liệt, đậm chất hoang sơ của thiên nhiên, núi rừng và con người.

Thôn Giàng Pằng, xã Sùng Đô, huyện Văn Chấn nằm ở độ cao gần 1.700m so với mực nước biển. Nơi đây với cảnh núi non hùng vĩ, những bản làng trên núi cao với ngàn mây lửng lơ say lòng du khách, những cây chè Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Hiện nay, thôn Giàng Pằng có gần 30ha chè Shan tuyết cổ thụ, có tuổi đời từ 200 năm tuổi trở lên.

Bên cạnh đó, Giàng Pằng cũng là nơi có những nét đẹp văn hóa, những mùa hoa khoe sắc. Khi mùa xuân về là lúc những cung đường, những cây hoa đại thụ như bừng tỉnh sau giấc ngủ đông. Đến Giàng Pằng mùa xuân, du khách như lạc vào thiên đường của những loài hoa rừng tuyệt sắc: màu trắng ngát trời của hoa mận, hoa ban, màu đỏ thắm của hoa đào bên mái nhà cổ kính cùng muôn loài hoa khác khoe sắc trên những vách núi cheo leo...

 

Dừng chân giữa chốn Giàng Pằng mùa xuân, lòng người dường như ấm lại, thời gian như trở nên sâu lắng hơn. Xuân Tây Bắc đẹp bình dị mà khiến lòng người rạo rực tình yêu cuộc sống, tình yêu thiên nhiên, đất nước. Đón xuân, đón tuổi mới bên hương rượu say nồng, bếp hồng ấm lửa, lòng người chợt bâng khuâng suy nghĩ về quá khứ, về hiện tại và tương lai với tràn trề những ước mơ và hy vọng.

(Xuân về trên đỉnh Giàng Pằng - Ảnh: Trần Trung Hiếu)

Nơi đây còn giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Tây Bắc với những mái nhà cổ kính, rêu phong, những rừng cây đại thụ.

(Xuân về bản - Ảnh: Vũ Chiến)

Đến với Giàng Pằng những ngày tháng giêng sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thơ mộng được ví như thiên đường trên mây cùng với những loài hoa rừng tuyệt sắc, màu trắng của hoa mận, hoa đào rừng đỏ thắm của người Mông nở bên những mái nhà cổ kính.

(Thơ mộng bản Giàng Pằng trong mây - Ảnh: Xuân Tình)

(Giàng Pằng trong sương - Ảnh: Thanh Miền)

Ngoài vẻ đẹp hoang sơ, nơi đây còn là vùng chè đặc biệt quý hiếm chưa từng có ở Việt Nam và trên thế giới. Quần thể 100 cây chè Shan tuyết (CAME LLIA SINENSIS VAR SHAN) tại thôn Giàng Pằng và thôn Làng Mảnh của xã Sùng Đô, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã được Hội bảo vệ TN&MT Việt Nam công nhận là Cây di sản năm 2019 (VIETNAM HERITAGE TREE).

(Cây chè di sản Việt Nam - Ảnh: Thi Nguyễn)

(Bên cây chè cổ thụ Giàng Pằng - Ảnh: Vũ Chiến)

(Hái chè xuân - Ảnh: Phạm Pa Ri)

(Nắng xuân trên đỉnh Giàng Pằng - Ảnh: Phạm Pa Ri)

Khi những búp chè nõn xanh hòa quyện với màu vàng miên man của nắng; những cành hoa mận, mơ, lê, đào bung nở sắc trắng, hồng rung rinh trước gió, ấy là lúc “nàng Xuân” đã về với bản làng vùng cao, mang theo bao niềm vui mới, bao khát khao và ước vọng… 

 

(Tuổi thơ xứ núi - Ảnh: Thi Nguyễn)

(Trẻ em vùng cao với mùa xuân - Ảnh: Vũ chiến)

(Hồn nhiên tuổi thơ vùng cao - Ảnh: Xuân Tình)

Mỗi khi xuân về bản như lột đi chiếc áo sờn cũ, xám bạc của mùa Đông giá lạnh để khoác lên mình chiếc áo mới rực rỡ sắc hoa Xuân. Từ những sườn núi, kẽ đá, cỏ cây, những mầm non xanh tươi cũng đã cựa mình vươn lên, khẳng định sức sống và sự trường tồn mãnh liệt. Tại đây ta còn bắt gặp được những khoảnh khắc bình dị khi những người dân bản địa lên nương, giữ gìn bản sắc thêu thùa, trẻ em vui đùa trong nắng xuân... để rồi thêm yêu quý những con người và nét đẹp trong văn hóa nơi đây... 

(Xuân vùng cao - Ảnh: Tuấn Vũ)

(Xuân bên hiên nhà - Ảnh: Thanh Miền)

(Biển mây trên đỉnh Giàng Pằng - Ảnh: Xuân Tình)

(Dưới nắng xuân - Ảnh: Thanh Miền)

TRANG ẢNH: NHÓM PHÓNG VIÊN TCVNYB

 

 

Các tin khác:

31-35 of 1008<  ...  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  ...  >

Văn nghệ Yên Bái

Văn nghệ Yên Bái vùng cao

Thư viện Video

cuộc thi Văn học nghệ thuật

YÊN BÁI CHUNG TAY PHONG CHỐNG DỊCH COVID-19

Giá sách văn nghệ

Lượt view

Visitor Counter