• Loading...
Đảng bộ và nhân dân tỉnh Yên Bái tập trung đẩy mạnh đưa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII vào cuộc sống
 
Nghệ thuật tượng chùa, nghệ thuật chạm khắc đình làng từ góc nhìn không gian- ánh sáng- kiểu thức kiến trúc đình chùa
Ngày xuất bản: 05/02/2021 2:23:58 SA

GS. Lê Quốc Bảo

 Nghệ thuật tượng chùa, nghệ thuật chạm khắc đình làng và nghệ thuật kiến trúc cổ, cụ thể là kiểu thức kiến trúc đình- chùa là những nét tinh hoa đặc sắc của mỹ thuật truyền thống in đậm đời sống lao động và đời sống tâm linh của dân tộc Việt Nam gắn với nền văn minh lúa nước một thời vàng son.

Đặc biệt khi thẩm định các giá trị nghệ thuật các tác phẩm tượng tròn, chạm khắc đình làng và nghệ thuật kiến trúc đình- chùa. Không thể không đặt chúng trong một quan hệ tổng thể, thường tác động và chuyển hóa lẫn nhau, tôn vinh lẫn nhau, tạo nên giá trị đích thực của nghệ thuật tượng chùa, chạm khắc đình làng và kiểu thức kiến trúc đình- chùa.

Khi ta nói tới “Đình- Chùa là bảo tàng sống” lưu giữ, bảo tồn, tôn vinh các tác phẩm tượng chùa, chạm khắc đình làng. Tự thân kiểu thức kiến trúc đình- chùa luôn là một giá trị nghệ thuật độc lập đặc sắc? Song không gian kiến trúc đình chùa không lưu giữ, bảo tồn các tác phẩm tượng chùa, chạm khắc đình làng khó tạo nên một không gian kiến trúc đẹp như không gian kiến trúc: Chùa Tây Phương, chùa Trăm gian, chùa Thày- hay không gian kiến trúc đình Tây Tạng, đình Chu Quyền, đình Bảng… tự thân các tác phẩm tượng, chùa như “Tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay” các chùa Tây Phương, chùa Bút Tháp- hay “118 vị La Hán” còn gọi là “118 vị tổ” ở chùa Tây Phương- là một giá trị đặc sắc, độc lập. Hay như các tác phẩm chạm khắc đình làng: “Trai gái nô đùa”, “Đấu vật’, “Đánh cờ”, “Đá cầu”, “Rồng tiên”… là một giá trị đặc sắc, độc lập, song nếu tách khỏi không gian- ánh sáng kiến trúc đình - chùa không hội đủ giá trị nghệ thuật đích thực vốn có của nó. Tại sao???

Từ một quan niệm, chúng luôn là một quan hệ tổng hòa. Tôi tiếp cận nghệ thuật tượng chùa nghệ thuật, chạm khắc đình làng và kiểu thức kiến trúc đình chùa.

Điêu khắc- kiến trúc- hội họa- đều là nghệ thuật không gian. Song mỗi một loại hình, thể loại đều có cách chiếm lĩnh không gian khác nhau? Như kiến trúc chiếm lĩnh một không gian rộng và động gắn liền với hoạt động của con người- một không gian “động”. Tượng có tiếng nói đặc thù là khối chiếm lĩnh không gian 3 chiều phù điêu- chạm khắc chiếm lĩnh không gian trên một mặt phẳng bằng khối 3 chiều, một không gian “tĩnh”. Tựu chung cách chiếm lĩnh không gian khác nhau, dẫn đến sự phân chia các loại hình, thể loại kiểu thức khác nhau như: Hội họa chiếm lĩnh không gian 3 chiều trên một mặt phẳng. Điêu khắc chiếm lĩnh không gian 3 chiều bằng khối. Trang trí chiếm lĩnh không gian 2 chiều trên một mặt phẳng. Hay như kiểu thức kiến trúc đình- một không gian mở. Kiểu thức kiến trúc chùa- một không gian “đóng”.

Về đại thể, kiểu thức kiến trúc đình theo hình chữ nhật với kỹ thuật chống đè, có 3 gian 2 trái. Mái đình xòe rộng chiếm ¾ tổng thể chiều cao của ngôi đình- một không gian mở; Kiểu thức kiến trúc chùa theo hình chữ tam (cụ thể hơn theo kiểu thức nội công

 ngoại quốc.

Mỹ thuật- kiến trúc còn là nghệ thuật thị giác “con mắt là cửa sổ của tâm hồn”, một con mắt xã hội in đậm dấu ấn lịch sử dân tộc thời đại. Danh họa Leonardo da vinci khẳng định đối tượng đặc thù của mỹ thuật và cả kiến trúc là ánh sáng?

“Với một sự nghiền ngẫm có tính triết học và tinh tế. Hội họa quan sát mọi tính chất của các hình thái… Tất cả những gì có ánh sáng và bóng tối bao vây, quả thật hội họa là một khoa học”.

Chẳng phải nói đến thị giác là mặc nhiên nói đến ánh sáng đó sao? Các quan niệm khác nhau về ánh sáng dẫn đến cách tiếp cận tự nhiên- hiện thực và các xử lý nghệ thuật khác nhau. Ví như: Không gian kiến trúc đình là không gian “mở”- ánh sáng tự nhiên; Không gian kiến trúc chùa là không gian “đóng”- ánh sáng của đèn nến, hương khói…

Hay như ánh sáng của nghệ thuật Phục hưng là ánh sáng trong xưởng vẽ- trong nhà. Còn ánh sáng của nghệ thuật ấn tượng là ánh sáng tự nhiên “ngoài trời”, dẫn đến cách xử lý nghệ thuật khác nhau.

Các tác phẩm tượng chùa “Phật bà nghìn mắt nghìn tay”, hay “118 vị La Hán” được sơn son thếp vàng đặt trong không gian kiến trúc chùa linh thiêng với ánh sáng của đèn, nến, hương khói thật lung linh, huyền ảo. Cũng các tác phẩm tượng chùa đó đặt trong một gian phòng kiến trúc hiện đại hay đặt ở hành lang gác hai Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Một không gian kiến trúc hiện đại, ánh sáng điện, ánh sáng tự nhiên. Không hội đủ điều kiện cần có để thẩm định giá trị đích thực của nghệ thuật tượng chùa. Thật bất khả kháng.

Các tác phẩm chạm khắc đình làng: Trai gái nô đùa; Đấu cờ; Đánh vật; Đá cầu… được đặt trong một không gian kiến trúc đình với một không gian của cộng đồng với ánh sáng tự nhiên. Nhất là đa phần các tác phẩm chạm khắc thường để mộc, hài hòa với kiến trúc gỗ của đình duyên dáng, đằm thắm, chân quê. Cũng các tác phẩm đó trưng bày trong các bảo tàng với kiến trúc hiện đại, ánh sáng điện, khó thấy được giá trị đích thực của nó.

Đây là một bài học lớn cho nghệ thuật kiến trúc- điêu khắc hiện đại của chúng ta thường vênh nhau? Sai lầm từ một quan niệm ấu trĩ, hẹp hòi khi xây dựng quy hoạch kiến trúc đô thị Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, giới mỹ thuật đứng ở vòng ngoài, không có một không gian đúng tầm, đích thực cho các công trình kiến trúc ngoài trời. Khi bắt tay xây dựng thường ở dạng “đóng giày gót chân”. Bản thân tác phẩm cũng không đẹp, cách chiếm lĩnh không gian cũng không tốt.

Sử dụng đồng bộ nghệ thuật kiến trúc nghệ thuật điêu khắc, nói rộng ra là mỹ thuật ngoài trời trong không gian kiến trúc đô thị tiêu biểu là Pari, Washington, Beclin, Leningrad… cũng là một bài học lớn cho kiến trúc đô thị của chúng ta.

Một không gian kiến trúc đô thị đẹp phải đạt được bản sắc riêng. Chính tượng, phù điêu, tranh hoành tráng… dễ góp phần tạo nên bản sắc riêng của từng đô thị.

Nghệ thuật luôn như một quan niệm dẫn đến một phương pháp luận khoa học cho sáng tác, thẩm định, hưởng thụ nghệ thuật. Đây là một quan niệm của tôi khi tiếp cận các tác phẩm tượng chùa, chạm khắc đình làng và kiến trúc cổ đình chùa.

 

                                                                                                     L.Q.B

 

 

 

 

Văn nghệ Yên Bái số mới

Đất và người Yên Bái qua ảnh

Thư viện video

Các cuộc thi Văn học nghệ thuật

Lượt truy cập

Visitor Counter