• Loading...
Đảng bộ và nhân dân tỉnh Yên Bái tập trung đẩy mạnh đưa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII vào cuộc sống
 
Phong tục đón Tết độc đáo của một vài quốc gia châu Á
Ngày xuất bản: 03/02/2020 2:54:28 SA

Đối với nhiều quốc gia ở châu Á, năm mới được tính theo lịch âm hoặc lịch cổ truyền riêng của đất nước mình và họ đều có những phong tục, văn hóa đón Tết độc đáo, đặc sắc không đâu có được.

Trung Quốc

Giống như Việt Nam, Tết cổ truyền là dịp lễ quan trọng nhất trong năm ở Trung Quốc. Bắt đầu từ 8/12 âm lịch, người dân Trung Quốc trên khắp thế giới nô nức kéo nhau về quê để được đoàn tụ với gia đình và cùng chờ đón khoảnh khắc thiêng liêng.Họ quây quần bên nhau làm những món ăn ngon để thờ cúng tổ tiên trong dịp năm mới và lễ hội. Tết Nguyên đán ở Trung Quốc kéo dài cho đến hết ngày 15/1 âm lịch.

Người Trung Quốc vẫn hay mua cành đào trưng trong ngôi nhà vì cho rằng vì cho rằng cây đào nở hoa tượng trưng cho tài lộc. Họ cũng cho rằng, màu đỏ chính là màu tượng trưng cho may mắn đồng thời còn là màu để đánh đuổi quỷ dữ khỏi quấy rối làng. Chính vì vậy mà trong những ngày này, họ thường treo khắp nơi đèn lồng đỏ, giấy đỏ và bắn pháo hoa tưng bừng. Mỗi năm trong lịch lại tương ứng với một con vật, nên người ta thường tránh ăn thịt con vật đó vào đầu năm. Họ cũng có phong tục đốt pháo để đuổi ma quỷ và những điều xui xẻo.

Tết cũng là dịp mà trẻ em và người già thường được tiền mừng tuổi, gọi là lì xì đựng trong bao đỏ để lấy may. Họ quây quần bên nhau, làm những món ăn ngon để thờ cúng tổ tiên trong dịp năm mới và tổ chức những lễ hội vô cùng sôi động, nhộn nhịp.

Hàn Quốc

Ngày lễ lớn nhất trong năm của Hàn Quốc chính là Tết Âm lịch, vào cuối tháng 1 đầu tháng 2 dương lịch, hay còn được gọi bằng cái tên khác là Seollal – nghĩa là ngày xua đuổi các linh hồn xấu xa, những điều xui xẻo và chào đón những điều tốt lành. Theo phong tục truyền thống, vào ngày 30 Tết, nhà nhà đã lo dọn vệ sinh sạch sẽ nhà cửa. Buổi tối trước giao thừa, họ thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần. Các thanh tre được đốt trong nhà lúc giao thừa được dùng để xua đuổi tà ma, bởi tương truyền tiếng nổ của các thanh tre sẽ làm cho ma quỷ khiếp sợ bỏ chạy.

Vào ngày Tết, người dân xứ Hàn đều mặc trang phục truyền thống Hanbok hoặc chọn cho mình những bộ quần áo đẹp nhất và sau đó thực hiện những nghi lễ quen thuộc. Nghi lễ đầu tiên sẽ diễn ra là Charye, tức là các thành viên sẽ bái lạy trước bàn thờ để tỏ lòng tôn kính tổ tiên. Tiếp theo là nghi lễ Sebae, còn gọi là Sebaedon - lớp trẻ sẽ tới bái lạy, chúc thọ những người lớn tuổi trong gia đình và nhận tiền, quà mừng tuổi

Singapore

Những ngày Tết ở Singapore lại khá đặc biệt, khi diễn ra 3 lễ hội. Đó là lễ hội hoa đăng, lễ hội Singapore River Hongbao và lễ hội đường phố Chingay cùng nhiều hoạt động khác. Trong đó, nổi bật nhất chính là lễ hội đường phố Chingay đã thu hút rất đông đảo du khách và người dân địa phương tham gia diễu hành trên đường phố bởi Chingay có nghĩa là “nghệ thuật trang phục và hóa trang”. Ngoài ra, đối với Singapore, quả quýt được cho là thứ mang lại may mắn và hạnh phúc. Vì thế, vào ngày Tết, họ sẽ mời khách khứa cũng như cả gia đình cùng ăn quýt hoặc một món ăn khác là cá – để thể hiện sự dư dả, dồi dào trong cả năm.

Nhật Bản

Từ “năm mới” ở Nhật Bản còn được gọi là Oshogatsu. Mặc dù thời gian diễn ra không giống như các nước Châu Á nhưng “xứ sở anh đào” cũng có phong tục đón Tết độc đáo và có khá nhiều nét tương đồng. Ví dụ, họ cũng tin rằng linh hồn của người thân có thể về thăm nên nhà cửa luôn được lau dọn sạch sẽ. Hoặc đi lễ chùa đầu năm sau khoảnh khắc giao thừa.

Bên cạnh đó, vẫn có một số truyền thống khác biệt như trong những ngày đầu năm mới, các cô gái Nhật Bản sẽ ra ngoài đồng hái nhiều loại cây cỏ khác nhau để sau mùng 7 sẽ đem nấu với gạo thành bữa ăn đặc biệt.

Philippine

Được biết đến là một đất nước giàu tài nguyên nhưng Philippine cũng cực kỳ nổi tiếng với nhiều phong tục đón Tết độc đáo, vô cùng thú vị. Nhất là mỗi vùng miền sẽ có quan niệm khác nhau về ngày Tết, nhưng lại khá ý nghĩa.

Đa số vào ngày Tết, người dân nơi đây sẽ chọn và mua cho mình cũng như người thân trong gia đình những đồ vật có dáng dấp hoặc đan xen hình trò như áo chấm bi, quần chấm bi, quả bóng... và cả những loại hoa quả có hình tròn như cam, quýt, chanh, bưởi... Bởi theo quan niệm truyền thống, họ tin rằng tất cả mọi thứ trong năm sẽ tròn trịa và viên mãn như những đồ vật mà mình đã lựa chọn.

Thái Lan

Khác hẳn với những nước Châu Á, Thái Lan lại đón năm mới vào tháng 4 Dương lịch, cụ thể là từ ngày 13-15/4 hàng năm và Tết cổ truyền này còn có tên gọi khác là Songkran. Người dân nơi đây sẽ đón Tết bằng cách té nước vào nhau để mong gặp được sự may mắn trong năm mới. Do đó, những người được té càng nhiều nước thì càng may mắn. Bên cạnh đó, trong dịp này, người dân Thái Lan còn nấu các món ăn truyền thống và mặc rất nhiều trang phục đẹp mắt. Cùng với đó là nhiều cuộc diễu hành hay các lễ hội khác nhau cũng được tổ chức rất sôi động, nhộn nhịp.

Malaysia

Một đất nước có phong tục đón Tết độc đáo, thú vị chẳng kém ở Châu Á, đó chính là Malaysia. Do chịu ảnh hưởng từ lịch của Hồi giáo, để chuẩn bị cho Tết, người dân xứ này sẽ phải nhịn ăn vài ngày trước thời điểm chào đón năm mới. Đồng thời cũng không mua nhiều món ăn để thể hiện sự cảm thông đối với những nước nghèo đói. Có thể thấy, đây chính là quốc gia có lòng thương người nhất thế giới.

Lào

Tết đón năm mới của người Lào được gọi là Bunpimay (hay Tết “Buộc chỉ cổ tay”, lễ hội “Hốt Nậm” – Té nước, cầu mong nước về, cho cuộc sống sinh sôi, đâm chồi, nảy lộc). Trong những ngày này, người Lào rất chú trọng tới việc ăn món lạp, đặc biệt là các doanh nhân. Bởi trong tiếng Lào, lạp có nghĩa lộc, được xem như linh hồn của người Lào trong năm mới. Người ta có thể đem món lạp chúc Tết lẫn nhau, nhà nào nhận được nhiều món này thì hy vọng năm mới sẽ có nhiều lộc.

Ngày Tết, nước Lào thường có phong tục biếu vải, biếu khăn cho người già. Ban ngày người ta đến đền chùa cầu nguyện. Buổi tối thì tập trung ở chùa để vui chơi, biểu diễn âm nhạc truyền thống (morlam) và múa lam vong. Người Lào sử dụng hoa trong ngày Tết để cầu may, có hai loại hoa: hoa Muồng (bò cạp vàng, hoa hoàng hậu) được người dân cài trên xe, trang trí trong nhà. Còn hoa Champa được người dân kết thành chùm hay cài trên tóc để cầu mong điều phước lành. Cũng giống như Việt Nam, tại Lào người dân có thói quen du xuân sau giao thừa. Do đó, các trung tâm công viên luôn lộng lẫy đèn hoa, còn các rạp hát, nhà văn hóa thì luôn vang lên những tiết mục múa cổ truyền đặc sắc của dân tộc.

Campuchia

Giống như Thái Lan, thời gian diễn ra Tết đón năm mới của đất nước Campuchia là từ ngày 14-16/4 dương lịch. Vào dịp này, các đền chùa thường treo cờ ngũ sắc và cờ trắng hình cá sấu của đạo Phật. Còn mỗi nhà sẽ dựng bàn thờ để đón ông bà tổ tiên, trên bàn thờ thường thắp 5 nén nhang, 5 đèn cầy...

Ngày đầu năm mới, mọi người trong nhà đều ngồi xếp chân một phía trước bàn thờ, chắp tay vái cầu nguyện để xin tận hưởng phước lộc. Sau đó họ chọn những bộ quần áo tươi tắn để đến chùa dự lễ, nghe sư đọc kinh cầu nguyện, tưới nước thơm vào tượng Phật, dâng các loại bánh ngon lên ông bà cha mẹ, để chúc thọ và báo hiếu.

Mông Cổ

Một trong hai dịp lễ lớn nhất ở Mông Cổ chính là Tết Âm lịch hay còn gọi là Tết Tháng Trắng. Đây không chỉ là một ngày lễ báo hiệu kết thúc mùa đông dài và lạnh lẽo, đón chào một mùa xuân mới, mà nó còn là thời điểm để gia đình sum vầy và thắt chặt mối quan hệ. Để chuẩn bị cho ngày Tết quan trọng này, người Mông Cổ sẽ dọn dẹp nhà cửa, chuồng trại, tắm rửa, mặc quần áo mới, để đón năm mới "sạch sẽ". Món ăn truyền thống trong Tết Tháng trắng, là các sản phẩm làm từ sữa, bánh, thịt cừu, thịt bò, thịt ngựa, cơm ăn cùng với sữa đông hay cơm ăn chung với nho khô…

 

THỤC QUYÊN dịch tổng hợp

Theo nguồn: Văn nghệ Quân đội

Văn nghệ Yên Bái số mới

Đất và người Yên Bái qua ảnh

Thư viện video

Các cuộc thi Văn học nghệ thuật

Lượt truy cập

Visitor Counter