Chi hội nghệ sỹ Múa Việt Nam tỉnh Yên Bái

Yên Bái, nơi cửa ngõ miền Tây Bắc Tổ quốc, có sông Hồng, sông Chảy bồi đắp phù sa, có nhà máy Thuỷ điện Thác Bà là con  chim đầu đàn của ngành Điện Việt Nam, có bến phà Âu Lâu, đèo Lũng Lô lịch sử đưa đón những đoàn dân công bộ đội làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng năm châu, nơi đã ra đời điệu múa sạp, những điệu múa xoè truyền thống cùng với các làn điệu dân ca của các cộng đồng dân tộc sống đoàn kết bên nhau tạo nên những sắc màu văn hoá đa dạng và phong phú. Được sự quan tâm của Trung ương Hội nghệ sĩ múa Việt Nam. Căn cứ điều lệ, căn cứ Nghị quyết BCHTW Hội nghệ sĩ múa Việt Nam khoá IV kỳ họp ngày 22 tháng 8 năm 2005. Với nguyện vọng của các hội viên mong muốn được thành lập chi hội nghệ sĩ múa Việt Nam tỉnh Yên Bái. Được góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của Hội, là nơi hội tụ, là mái nhà chung, là diễn đàn hoạt động của của nghệ sĩ múa Yên Bái.

Được sự quan tâm của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở Văn hoá Thế thao và Du lich, Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật. Đoàn nghệ thuật tỉnh Yên Bái, đặc biệt là Trung ương Hội nghệ sĩ múa Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Chi hội (hỗ trợ vật chất và cơ sở) bước đầu thành lập Chi hội có 7 hội viên gồm: NSƯT Hà Bích Thảo, Biên đạo Hoàng Anh Đậu, biên đạo Nguyễn Việt Hùng, biên đạo Bùi Xuân Bình, Biên đạo Đinh Phú Bình, huấn luyện Vũ Phương Nam, huấn luyện Bùi Thuỷ Tiên. Đây là chi hội đặc thù nghề nghiệp các hội viên đều dành tâm huyết cho nghệ thuật múa, có trình độ từ cao đẳng, đại học, thạc sĩ. Có 2 hội viên đã nghỉ chế độ còn lại đang tham gia chủ chốt trong đoàn nghệ thuật và trường Cao đẳng VHNT của tỉnh.

Hoạt động nghệ thuật múa trong những năm qua.

     Bước sang thế kỹ XXI nghệ thuật múa được chú trọng và phát triển tương đối mạnh, tập trung cuốn hút đông đảo lực lượng tham gia, là sân chơi cho mọi thế hệ, mọi tầng lớp nhân dân được diễn ra tưng bừng trong các lễ hội như : Yên Bái 100 năm, lễ công bố thành phố Yên Bái, lễ hội Du lịch về cội nguồn năm 2005 – 2008- 2011 với hơn 800 diễn viên chuyên nghiệp và không chuyên tham gia đã thành công rực rỡ. Song song với việc đó là những màn sử thi kỷ niệm những ngày lễ lớn của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung, ngoài ra hàng năm từ tỉnh, huyện, xã , phường, các cơ quan, xí nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Yên Bái tổ chức hội diễn, trong đó có nghệ thuật múa đóng góp một vai trò quan trọng vào sự thành công chung. Nghệ thuật múa đã góp phần tuyên truyền giáo dục nhận thức trong xã hội tới mọi đối tượng, mọi tầng lớp quần chúng nhân dân, mang vẻ đẹp tâm hồn, góp sức “xây dựng và phát triển nền VH- VN- TT đậm đà bản sắc dân tộc”.

 Từ năm 2007 chi hội NSM Yên Bái được thành lập với tổng số có 30 hội viên được kết nạp những người đã từng hoạt động nghệ thuật múa lâu năm trong các phong trào nghệ thuật quần chúng và chuyên nghiệp.

II. HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHÓM MÚA.

1. Nhóm  chuyên nghiệp:

Nhóm múa chuyên nghiệp đang công tác tại Đoàn nghệ thuật tỉnh  đã và đang thực hiện những trách nhiệm lớn trước bước phát triển của Nghệ thuật múa “trong cơ chế thị trường và hội nhập”, nghệ thuật múa phát triển đồng thời cần giữ được nét văn hoá truyền thống mà ông cha ta đã để lại và đây cũng là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Thường xuyên duy trì chức năng nhiệm vụ của mình, không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, chủ động trong công việc xây dựng kịch bản và dàn dựng nhiều chương trình, tiết mục có nội dung  tư tưởng tốt, đáp ứng nhiệm vụ chính trị và kế hoạch chỉ tiêu trong đơn vị. Ngoài ra nhóm này còn tham gia tích cực các chương trình văn nghệ quần chúng của tỉnh, tham gia hội diễn tại các chuyên ngành đạt giải cao. Với trách nhiệm là hội viên Trung ương Hội và Hội VHNT địa phương các biên đạo đã tham gia dự thi giải thưởng như : Biên đạo Hoàng Anh Đậu với tác phẩm “Gọi mùa” giải B Trung ương Hội ; “Người con của bản ” giải A Hội VHNT tỉnh; Biên đạo Xuân Bình tác phẩm “Âu Lâu ngày ấy ” giải A Hội VHNT tỉnh; Biên đạo trẻ Đinh Phú Bình rất năng động đã tham gia dàn dựng nhiều chương trình nghệ thuật đạt chất lượng cao.

2.Nhóm quần chúng:

  Có NSƯT Hà Bích Thảo và biên đạo Nguyễn Việt Hùng, có nhiều cống hiến cho Nghệ thuật Múa tỉnh nhà, cả hai biên đạo có nhiều công sức sưu tầm khai thác các chất liệu múa dân gian của các dân tộc như xa pha, Dao Nga Hoàng, Dao tiền, Tày, Thái, Mông, Cao Lan, Mường… và điều đặc biệt là  họ rất say mê, yêu nghề tuy đã nghỉ chế độ nhưng họ luôn giành nhiều tâm huyết với nghệ thuật Múa, đồng thời tên tuổi đã gắn bó với phong trào văn nghệ quần chúng.

3.Nhóm đào tạo có huấn luyện:

Vũ Phương Nam và Bùi Thuỷ Tiên giảng dạy tại Khoa Múa và sân khấu của trường Cao đẳng VHNT tỉnh. Ngoài việc giảng dạy theo chương trình đạo tạo, các giáo viên còn sưu tầm, nghiên cứu các chất liệu múa thông qua các lễ hội và đi thực tế để bổ sung thêm chất liệu múa dân gian của địa phương, chủ động dàn dựng chương trình biểu diễn nghệ thuật cho nhà trường, giúp các em học sinh thực hành thuận lợi.

4. Công tác sưu tầm:

Những năm gần đây do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, có thể nói đây là việc cần thực hiện khai thác và bảo tồn những nét văn hoá cổ truyền của các cộng đồng dân tộc đang sinh sống tại quê hương Yên Bái.

Về chủ quan vì hầu hết các tác phẩm phần lớn đều dựa vào những chất liệu cơ bản mà Nhà trường đã giảng dạy, chính vì điều đó khiến nhiều anh em còn ngại sưu tầm, ngại nghiên cứu.

Khách quan: Việc tổ chức thành từng đợt đi sưu tầm thực tế với các cơ sở văn hoá vùng miền trong tỉnh là điều hết sức khó khăn, nếu có cũng chỉ trông chờ vào Trung tâm văn hoá tỉnh và Đoàn nghệ thuật tỉnh. Tuy vậy trong nhiều năm qua NSƯT Hà Bích Thảo, biên đạo Hoàng Anh Đậu, biên đạo Nguyễn Việt Hùng vì yêu nghệ thuật múa đã tự đi sưu tầm được những khuôn múa như :

Lễ hội cầu mùa (dân tộc Mông)

Lễ hội cầu mùa (dân tộc Dao đỏ)

Lễ hội lăn trồng nhặt tiền ( dân tộc Thái)

Lễ hội cầu mưa (dân tộc Thái)

Qua thực tế các nghệ sĩ, biên đạo đã sáng tác được rất nhiều tác phẩm múa dàn dựng cho Đoàn nghệ thuật tỉnh và Nghệ thuật múa quần chúng, góp phần xây dựng phong trào nghệ thuật múa rất thành công.

Trong nhiều năm qua có rất nhiều sự biến động trong xã hội nhưng mỗi hội viên chúng ta đã luôn tư duy sáng tạo với trách nhiệm công dân, trách nhiệm những người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá tư tưởng, bám sát các chủ trương, đường lối chính sách của đảng phấn đấu cho nghệ thuật múa không biết mệt mỏi, mỗi hội viên của chúng ta còn là yêu cầu của đảng, sự mong đợi của nhân dân.

 

Các tin khác:

Văn nghệ Yên Bái

Văn nghệ Yên Bái vùng cao

Thư viện Video

cuộc thi Văn học nghệ thuật

YÊN BÁI CHUNG TAY PHONG CHỐNG DỊCH COVID-19

Giá sách văn nghệ

Lượt view

Visitor Counter