• Loading...
Đảng bộ và nhân dân tỉnh Yên Bái tập trung đẩy mạnh đưa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII vào cuộc sống
 
10 cuốn sách phi hư cấu hay nhất năm 2019
Ngày xuất bản: 06/01/2020 8:19:00 SA

 Các biên tập viên của Tạp chí Time đã thống kê những cuốn sách phi hư cấu hay nhất được xuất bản trong năm 2019, những cuốn sách nhìn về quá khứ để hiểu rõ hơn hiện tại.

This Land Is Our Land: An Immigrant’s Manifesto (tạm dịch: Vùng đất của chúng tôi: Tuyên ngôn của người nhập cư)

Sologneu Mehta là giáo sư báo chí người Mĩ gốc Ấn, người từng lọt vào chung kết giải Pulitzer năm 2005. Cùng gia đình di cư từ Ấn Độ sang Mĩ khi còn trẻ, hơn ai hết, ông là người có cái nhìn sâu sắc về vấn đề di cư. Bằng việc nghiên cứu hệ thống, ông chỉ ra rằng sự phá hủy và thay đổi đang diễn ra tại các nước phương Tây không phải do dân di cư mà là những vấn nạn của chủ nghĩa thực dân qua các thời kì và sự bất bình đẳng toàn cầu. Với giọng văn vững chắc và sáng suốt, Mehta đã kêu gọi chúng ta nhìn nhận vấn đề gốc rễ và ý nghĩa của việc nhập cư. Khi những xung đột quân sự, dân sự, bạo loạn, biến đổi khí hậu diễn ra trên khắp hành tinh, thì không có gì đáng ngạc nhiên khi con người tìm những vùng đất mới đem lại cho họ cuộc sống tốt hơn. Vô tư, nghiêm cẩn với những câu chuyện và nhân vật đáng nhớ, This Land Is Our Land là một sự can thiệp kịp thời và cần thiết, là tiếng nói bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân di cư.

Midnight in Chernobyl: The Untold Story of the World’s Greatest Nuclear Disaster (Nửa đêm ở Chernobyl: Câu chuyện chưa được kể về thảm họa hạt nhân lớn nhất thế giới)

 

Nhà báo Adam Higginbotham đã dành nhiều năm nghiên cứu về các báo cáo về cuộc khủng hoảng tháng 4/1986 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Ukraine. Kết quả là một bức tranh toàn cảnh dứt khoát, kịch tính về một trong những thảm họa lớn nhất của con người về các vấn đề: sinh thái, môi trường, khoa học, chính trị, tài chính… Nửa đêm ở Chernobyl, tác phẩm phi hư cấu có giá trị đọc giống như khoa học viễn tưởng, cho thấy không chỉ cuộc đấu tranh cuối cùng của một đế chế đang hấp hối mà còn là câu chuyện về chủ nghĩa anh hùng cá nhân và sự ứng biến kĩ thuật tuyệt vọng, chống lại một loại kẻ thù mới.

The Collected Schizophrenias: Essays (Các tiểu luận về vấn đề tâm thần phân liệt)

 

Đây là cuốn sách mới nhất của Esmé Weijun Wang sau tiểu thuyết The Border of Paradise được xuất bản năm 2016, nói về những cảm giác của cô khi sống chung với bệnh tâm thần và mãn tính. Cuốn sách không viết về những kĩ thuật phục hồi hay tìm kiếm một phương pháp chữa bệnh, mà là cách người ta điều chỉnh thế giới bên ngoài để ứng phó với những biến đổi bên trong của căn bệnh. The Collected Schizophrenias: Essays hữu ích, cần thiết cho bất cứ ai chịu ảnh hưởng của căn bệnh hoặc tìm cách hiểu về lĩnh vực đó.

The Heartbeat of Wounded Knee: Native America from 1890 to the Present (tạm dịch: Nhịp tim của Wounded Knee: châu Mĩ bản địa từ năm 1890 đến nay)

 

Đây là tác phẩm nổi tiếng đầu tiên về lịch sử người da đỏ từng được xuất bản. Nhưng sách cũng tạo một ấn tượng rằng, lịch sử người da đỏ của Mĩ về cơ bản đã kết thúc với vụ thảm sát 1890 tại Wounded knee, không chỉ hơn 150 chiến binh và người dân Lakota chết dưới kị binh Hoa Kì mà cả nền văn minh bản địa cũng vậy. Lớn lên bên cạnh cộng đồng Ojibwe ở Minnesota, nghiên cứu về nhân chủng học, cuộc sống bản địa của người châu Mĩ, David Treuer đã phát hiện ra câu chuyện hoàn toàn khác. Thay vì biến mất, những cư dân bản địa phải đấu tranh dữ dội để bảo tồn ngôn ngữ, văn hóa, gia đình. Và những câu chuyện về người da đỏ Mĩ từ cuối thế kỉ XIX đến nay là một minh chứng cho sự tăng trưởng và tái sinh chưa từng thấy của người Mĩ bản địa. The Heartbeat of Wounded Knee là một lịch sử sâu rộng, gần gũi và phản biện về cuộc sống của người Mĩ bản địa từ vụ thảm sát Wounded Knee cho đến hiện tại. Họ là những người kiên cường trong một kỉ nguyên đầy biến đổi.

Furious Hours: Murder, Fraud, and the Last Trial of Harper Lee (tạm dịch: Giờ đen tối: giết người, lừa đảo và phiên tòa cuối cùng của Harper Lee)

 

Sau khi Harper Lee thành công với cuốn tiểu thuyết đầu tay To Kill a Mockingbird, cả thế giới háo hức chờ đợi cuốn sách tiếp theo của bà. Nhưng ngoài ấn phẩm năm 2015 Go Set a Watchman gắn chặt với tác phẩm mới, nguyên bản của nhà văn không bao giờ được thực hiện. Trong cuộc điều tra của mình, nhà báo Casey Cep đã hồi sinh một vụ án thực sự mà Harper Lee đã dành nhiều tâm sức trong những năm 1970 để viết lại câu chuyện về Willie Maxwell - một nhà truyền giáo ở Alabama, người bị buộc tội giết nhiều người thân để thanh toán bảo hiểm và cuối cùng bị bắn chết tại đám tang của một nạn nhân cuối cùng của anh ta. Cuốn sách của Casey Cep hứa hẹn là tác phẩm tuyệt vời dành cho những độc giả yêu thích thể loại văn học tội phạm, các vụ án li kì, đẫm máu, gay cấn và ám ảnh.

In the Dream House: A Memoir (tạm dịch: Cuốn hồi kí: Trong ngôi nhà mơ ước)

Bằng hồi kí có sự pha trộn giữa hồi ức cá nhân với những hiểu biết đa dạng trong các lĩnh vực như lịch sử, văn học, văn hóa nhạc pop, tác giả của tập truyện ngắn nổi tiếng Her Body and Other Party đã mổ xẻ táo bạo cơ chế và biểu hiện của vấn đề lạm dụng trong các mối liên hệ đồng tính. Chủ đề tưởng chừng đầy khó khăn và tăm tối nhưng qua những câu chuyện thẳng thắn, với lời kể dí dỏm, sáng tạo và hiểu biết, In the Dream House ngay lập tức trở thành một tác phẩm độc đáo, cổ điển và hấp dẫn.

Underland: A Deep Time Journey (tạm dịch: Dưới lòng đất: Hành trình thời gian sâu thẳm)

Cuốn sách giành giải thưởng văn học nước Anh năm 2019 viết về thế giới tự nhiên được đánh giá là tác phẩm nổi bật của giải, cũng là tác phẩm hay nhất trong số những cuốn sách đã xuất bản của Robert Macfarlane. Underland đem đến cái nhìn tinh tế và thú vị khi khám phá về quá khứ và tương lai sâu thẳm của trái đất, cách mà cây cối giao tiếp với nhau, mạng lưới ngầm của đời sống dưới lòng đất… Cuốn sách tôn vinh thế giới tự nhiên theo một cách đầy mê say và làm yên tâm, hài lòng nhất tất cả những người yêu thiên nhiên, đồng thời cuốn sách là lời khẩn cầu con người giảm bớt những tác động tiêu cực đến thế giới tự nhiên.

The Yellow House: A Memoir (tạm dịch: Cuốn hồi kí: Ngôi nhà màu vàng)

Đầu những năm 1960, mẹ của Sarah M. Broom đã mua một ngôi nhà ở New Orleans. Ngôi nhà đó là bối cảnh cho tuổi thơ sôi nổi của anh chị em Broom và cũng là một nhu cầu cần thiết cho mẹ cô sau khi cha qua đời. Họ sống trong ngôi nhà, cùng nhau trải qua những khốn khó khi cơn bão Katrina tới, nhưng cuối cùng cơn bão cũng cuốn trôi tất cả. Broom đã dùng ngôi nhà của gia đình như một nhân vật trung tâm trong hành trình khám phá lịch sử gia đình, một phần của cuộc đấu tranh rộng lớn liên quan đến chủng tộc, giai cấp, những yêu dấu, những hiểu lầm và sự biến đổi ở nước Mĩ. The Yellow House đã được tôn vinh trong hạng mục Phi hư cấu của Giải sách quốc gia Mĩ 2019.

Know My Name: A Memoir (tạm dịch: Cuốn hồi kí: Biết tên tôi)

 

Lần đầu tiên chúng tôi đọc được những lời nói của Chanel Miller là khi cô ấy sử dụng cái tên Emily Doe, một nạn nhân bị tấn công tình dục trong khuôn viên trường Stanford vào tháng 1 năm 2015. Cô ấy đã chia sẻ những trải nghiệm khó khăn của mình để tố cáo tội ác của hung thủ. Năm nay, Miller đã rũ bỏ sự ẩn danh để xuất hiện công khai với các tư cách: một người phụ nữ, một người con gái, một chị gái, một nghệ sĩ, một nhà văn đặc biệt. Hồi kí: Biết tên tôi, ghi lại những trải nghiệm, cảm xúc của cô trước và sau cuộc bị tấn công, mời gọi độc giả đi vào trái tim và tâm trí của cô khi cô từng bước chiến đấu trên con đường dẫn đến công lí và hòa bình.

Say Nothing: A True Story of Murder and Memory in Northern Ireland (tạm dịch: Không nói gì: Câu chuyện có thật về vụ giết người và kí ức ở Bắc Ireland)

Vào tháng 12 năm 1972, Jean McConville, một bà mẹ ba mươi tám tuổi ở Belfast bị bắt đi bởi những kẻ đeo mặt nạ và cô đã không bao giờ có thể quay trở lại với những đứa con của mình. Vụ mất tích của cô được coi là sự cố tai tiếng nhất của The Trouble – cuộc xung đột chính trị và giáo phái kéo dài cả thập kỉ. Cuốn sách đầy mê hoặc của Patrick Radden Keefe đã kể lại cuộc xung đột cay đắng ở Bắc Ireland ấy, và sử dụng vụ án McConville như một điểm khởi đầu về một xã hội bị tàn phá bởi một cuộc chiến tranh dữ dội với hậu quả chưa bao giờ được đo lường.

 

BÌNH NGUYÊN theo Time

Theo nguồn: Văn nghệ Quân đội

Văn nghệ Yên Bái số mới

Đất và người Yên Bái qua ảnh

Thư viện video

Các cuộc thi Văn học nghệ thuật

Lượt truy cập

Visitor Counter