• Loading...
Đảng bộ và nhân dân tỉnh Yên Bái tập trung đẩy mạnh đưa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII vào cuộc sống
 
Chi hội Văn hoá dân gian
Ngày xuất bản: 10/05/2016 1:52:17 SA

NGUYỄN MẠNH HÙNG- Chi hội Trưởng Chi hội Văn học dân gian

1/ GIỚI THIỆU CHUNG

Ngày 2/8/1996 Chi hội VHDG tỉnh Yên Bái được thành lập với 9 hội viên do ông Hà Lâm Kỳ làm Chi hội trưởng. Trải qua quá trình hoạt động 15 năm, Chi hội VHDG tỉnh Yên Bái đã gặt hái được nhiều thành tích trong việc nghiên cứu, sưu tầm, khai thác, bảo tồn các giá trị di sản văn hóa dân gian tỉnh Yên Bái, hạn chế những mai một đáng tiếc về di sản văn hóa trong xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay.

     Ngày 20 tháng 3 năm 2010 tại Hội liên hiệp VHNT tỉnh Yên Bái, Chi hội VHDG tỉnh Yên Bái đã tiến hành đại hội lần thứ V, Chi hội VHDG nhiệm kỳ 2010 – 2015. Tại đại hội này, Chi hội đã bầu ra BCH mới gồm 7 thành viên, ông  Hà Lâm Kỳ được tái bầu giữ cương vị Chi hội trưởng, các Chi hội phó ông Nguyễn Mạnh Hùng, ông Lý Kim Khoa, ủy viên BCH gồm ông Giàng A Su,  ông Hoàng Việt Quân, ông Hoàng Tương Lai và bà Đặng Thị Thanh. Tại đại hội này cũng đã bầu ra 3 đại biểu chính thức đi dự Đại hội Hội VNDG Việt Nam tại Hà Nội gồm ông Hà Lâm Kỳ, ông Hà Đình Tỵ và ông Nguyễn Mạnh Hùng được bầu làm đại biểu dự phòng.

Ngày 23 tháng 9 năm 2011, Ban Chấp hành Chi hội VHDG Yên Bái đã họp, đánh giá hoạt động của Chi hội 9 tháng đầu năm 2011 và củng cố, kiện toàn công tác tổ chức và nhân sự; Ban Chấp hành chấp thuận đề nghị của ông Hà Lâm Kỳ, Chi hội trưởng xin thôi giữ cương vị Chi hội trưởng, để đảm nhận cương vị Phó ban Công tác nhà văn các tỉnh phía Bắc, kiêm Chi hội trưởng Chi hội Nhà văn sông Chảy (Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai), trực thuộc hội Nhà văn Việt Nam; Ông Hà Lâm Kỳ đã giới thiệu ông Nguyễn Mạnh Hùng Chi hội phó đảm nhận cương vị Chi hội trưởng kể từ ngày 01/10/2011; Sau khi thảo luận, Ban Chấp hành đã bỏ phiếu tín nhiệm (bằng hình thức giơ tay), bầu ông Nguyễn Mạnh Hùng giữ cương vị Chi hội trưởng Chi hội VHDG Yên Bái với số phiếu tín nhiệm 6/6 (01 vị ủy viên BCH đi công tác Tp HCM). Ngày 20/10/2011 Ban Chấp hành TW Hội VNDG Việt Nam đã ký Quyết định số 71/QĐ-VNDG về việc công nhận Chi hội trưởng Chi Hội VHDG Yên Bái nhiệm kỳ 2010 – 2015.

2/ CÔNG TÁC HỘI

     Chi hội VHDG sau hơn 15 năm ra đời và hoạt động đã tiến hành nhiều đợt kết nạp hội viên mới, trong đó cũng lập hồ sơ đề nghị Hội VHDG Việt Nam xét kếp nạp thêm được 3 hội viên Trung ương. Đến nay tổng số hội viên của Chi hội là 32 hội viên, trong đó có 8 hội viên Trung ương và Chi hội đang tiếp tục đề nghị BCH Hội VNDG Việt Nam xét kếp nạp cho 1 hội viên vào dịp tổng kết cuối năm 2011.

     Do đặc thù, hội viên Chi hội hiện nay đa phần là cao niên và trung niên, một bộ phận lớn là các nghệ nhân dân gian, người nghỉ hưu. Chi hội không có nguồn tài chính, chưa thu hội phí để hoạt động nên việc gặp gỡ và tổ chức các hội nghị hội viên còn hạn chế. Cố gắng chỉ được một năm từ 1 – 2 lần gặp gỡ hội viên vào các dịp kỷ niệm hay các ngày lễ, khi có kinh phí tài trợ của các cơ quan cấp trên. Việc tập hợp lực lượng trẻ, những người đang công tác ở các cơ quan tham gia hội còn hạn chế, trong khi đó các hội viên cao tuổi nhiều người đã qua đời hoặc tuổi cũng rất cao. Trong năm 2010, BCH Chi hội đã họp và xét kết nạp cho 5 hội viên mới, là những người trẻ có trình độ từ đại học tới thạc sỹ bổ sung và làm thế hệ kế cận cho các hội viên cao tuổi trong sự nghiệp sưu tầm, khai thác, nghiên cứu, bảo tồn và phổ biến truyền dạy các di sản văn hóa dân tộc.

     Hiện nay với tổng số 32 hội viên trong đó có 01 hội viên có trình độ Tiến sỹ; 6 hội viên có trình độ Thạc sỹ (trong đó có 2 hội viên đang dự tuyển làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài); 15 hội viên có trình độ đại học; 3 nghệ nhân dân gian cấp quốc gia; 1 nghệ sỹ ưu tú và các nghệ nhân dân gian của tỉnh.

Có thể nói rằng, hiện nay Chi hội VHDG tỉnh Yên Bái có một lực lượng hùng hậu các nhà khoa học có tri thức cao, trình độ và lòng nhiệt tình yêu nghề, yêu quý di sản văn hóa của cha ông và là Chi hội tập hợp được những lực lượng nòng cốt nhất trong lĩnh vực nghiên cứu, sưu tầm và bảo tồn văn hóa dan gian của tỉnh. Chi hội VHDG tin tưởng rằng, trong thời gian tới cùng với sự chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ của Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh Yên Bái, Hội LH Văn học nghệ thuật tỉnh Yên Bái và các cơ quan chức năng quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện để Chi hội khai thác và phát huy được trí tuệ và tri thức của hội viên trong việc nghiên cứu bảo tồn văn hóa của tỉnh Yên Bái và đặc biệt trong việc phối hợp giám sát và phản biện khoa học.

3/ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN NGHÀNH

     Năm 2011 mặc dù có nhiều khó khăn, đặc biệt là khó khăn về tài chính (do không có nguồn tài chính để hoạt động, không có cơ quan thường trực, không có các điều kiện tối thiểu chủ yếu là kiêm nhiệm và xuất phát từ lòng say mê yêu quý di sản văn hóa của các hội viên) nhưng cùng với sự đoàn kết và nỗ lực của các hội viên, Chi hội VHDG Yên Bái đã đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực nghiên cứu bảo tồn di sản văn hóa dân gian tại Yên Bái.

     Tháng 3 năm 2010, dưới sự chỉ đạo và giúp đỡ Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh Yên Bái, Hội liên hiệp VHNT tỉnh, Chi hội đã tổ chức thành công đại hội lần thứ V Chi hội VHDG Yên Bái nhiệm kỳ 2010 -2015 và bầu ra BCH nhiệm kỳ mới.

     Tháng tư năm 2011, Chi hội cử đoàn đi dự Đại hội toàn quốc Hội VHDG Việt Nam tại Hà Nội do ông Hà Lâm Kỳ làm trưởng đoàn, Chi hội đã tham gia góp ý kiến cho dự thảo báo cáo và dự thảo điều lệ chỉnh sửa của Hội VNDG Việt Nam.

Được sự quan tâm giúp đỡ của Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh Yên Bái; Hội Liên Hiệp VHNT tỉnh, Ban Chấp hành Chi hội VHDG Yên Bái đã tổ chức chương trình kỷ niệm 15 năm thành lập Chi hội (8/1996 – 8/2011) và trao Quyết định công nhận danh hiệu Nghệ nhân dân gian cho bà Điêu Thị Xiêng dân tộc Thái, xã Nghĩa An, Thị xã Nghĩa Lộ vào ngày 24/9/2011 với quy mô, phạm vi địa phương, nghi lễ diễn ra trang trọng, nghiêm túc và thành công.

     Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ của Chi hội trong những năm qua và năm 2011 còn nhiều hạn chế, là Chi hội trực thuộc Hội liên hiệp VHNT tỉnh nên Chi hội chưa tổ chức được các lớp đào tạo bồi dưỡng về kiến thức nghiên cứu sưu tầm văn hóa văn nghệ dân gian cho các hội viên. Các hoạt động chủ yếu theo kế hoạch hoạt động của Hội liên hiệp VHNT và các hội viên Chi hội tham gia cùng Hội Liên hiệp theo từng lĩnh vực, từng chuyên ngành và từ đó kết hợp với chuyên ngành VHDG. Trước đây, Chi hội VHDG đã phối hợp và mời Trung ương Hội VNDG Việt Nam lên tổ chức 01 lớp tập huấn về công tác nghiên cứu, sưu tầm văn hóa văn nghệ dân gian cho 98 học viên bao gồm cả các học viên là cán bộ của các cơ quan trong tỉnh. Lớp tập huấn có sự tham gia giảng dạy của GS. TSKH Tô Ngọc Thanh, cố GS Trần Quốc Vượng, GS.TS Nguyên Xuân Kính, PGS.TS Lê Hồng Lý và TS. Trần Hữu Sơn, lớp học đã thu được kết quả tốt đẹp, nên trong thời gian tới, Chi hội sẽ tiếp tục xây dựng kế hoạch và tổ chức 01 lớp  trong năm 2012.

     Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức của Chi hội trong năm 2010 có nhiều đổi mới. Các hội viên của Chi hội tích cực tuyên truyền phổ biến các nghiên cứu của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương, trên các báo, đài, tạp chí nhất là trên báo Yên Bái, Tạp chí VHNT tỉnh Yên Bái, Đài truyền thanh tỉnh và các trang website của Trung ương. Có thể nói, chưa bao giờ mà hoạt động nghiên cứu, sưu tầm của các hội viên được thể hiện mạnh mẽ như hiện nay. Mục Văn hóa dân gian trên tạp chí VHNT tỉnh Yên Bái là nơi phổ biến chủ yếu của Chi hội luôn luôn có những hội viên tích cực tham gia viết bài, gửi các bài nghiên cứu, sưu tầm VHDG của mình để giới thiệu tới công chúng. Bên cạnh đó, Báo Yên Bái cũng có một lực lượng cộng tác viên đông đảo là hội viên của Chi hội. Trước đây, với sự tài trợ và giúp đỡ của Sở VHTTDL, Chi hội VHDG Yên Bái đã xuất bản được 12 số tập san Văn hóa dân gian Yên Bái, là một trong những tập san có chất lượng và được bạn đọc nhất là những học sinh, sinh viên, những người nghiên cứu tin quan tâm, nhưng hiện nay Chi hội không có kinh phí để duy trì. Do đó, trong thời gian tới, Chi hội sẽ đề nghị các cơ quan chủ quản tài trợ, giúp đỡ để Chi hội tiếp tục xuất bản đặc san Văn hóa dân gian Yên Bái để tuyên truyền hoạt động và giới thiệu, phổ biến các nghiên cứu của Chi hội.

     Năm 2011, cùng với sự tâm huyết của các vị hội viên, đồng thời với sự kích lệ của các tổ chức, các nhân, các Hội chuyên ngành ở Trung ương và các tổ chức xã hội nên năm 2011 nhiều hội viên đã làm được và tạo ra được những sản phẩm sáng tạo vượt quá sức lực của mình, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp gìn giữ những giá trị văn hóa cổ truyền của tỉnh nhà. Dù chưa tổ hợp đầy đủ do các hội viên ở xa chưa kịp cung cấp thông tin, Chi hội VHDG Yên Bái xin thống kê một số sản phẩm công trình chính của các hội viên năm 2011 như sau:

     - Các tác phẩm nghiên cứu, sưu tầm được xuất bản năm 2011 được xuất bản thành sách do các nhà xuất bản Trung ương ấn hành như tác phẩm: “Tang ma của người Cao Lan Yên Bái” của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng do nhà xuất bản Lao động năm 2011; Tác phẩm “Khắp Thống” của tác giả Hà Đình Tỵ; Tác phẩm “Nhân sinh quan dưới bóng đại ngàn” của tác giả Trần Vân Hạc. Tác phẩm “Lời bình sau cổ tích” của Hà Lâm Kỳ. Trong đó hai cuốn sách của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng và Trần Vân Hạc đạt được giải B trong giải thưởng văn học năm 2011 của Hội liên hiệp VHNT tỉnh Yên Bái.

     - Có 4 tác giả được nhận tài trợ công trình sáng tạo năm 2011 của Trung ương Hội VNDG Việt Nam với tổng số tiền tài trợ của 4 công trình lên tới gần 70 triệu đồng. Bao gồm công trình nghiên cứu về tang lễ của người Dao Nga Hoàng của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng, Nghiên cứu về người Thái của Trần Vân Hạc, người Tày của tác giả Hoàng Tương Lai và Hà Đình Tỵ.

     - Sưu tầm, nghiên cứu được 7 tập bản thảo (khoảng 1000 trang A4) về văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái của các hội viên chưa công bố.

     - Tổ chức 01 cuộc gặp mặt, tọa đàm về văn hóa dân gian nhân dịp đại Chi hội VHDG Yên Bái lần thứ 5.

     - Khôi phục, dàn dựng, truyền dạy trên 100 tiết mục, bài học, các tác phẩm văn hóa dân gian, nghệ thuật dân gian của các nghệ nhân cho thế hệ trẻ của các hội viên Chi hội VHDG Yên Bái.

     - Sưu tầm, bảo tồn và phổ biến trên 10 lễ hội dân gian, các phong tục tập quán truyền thống đã mai một hoặc đang có nguy cơ mai một.

     - Công bố trên 500 bài nghiên cứu văn hóa dân gian trên các báo, tạp trí, báo điện tử trung ương và địa phương.

     Vấn đề tham gia phản biện khoa học: Chi hội Văn hóa dân gian Yên Bái hiện nay là một đơn vị tập hợp được một lực lượng đông đảo các nhà khoa học, các tri thức, các chuyên gia nghiên cứu, sưu tầm văn hóa, văn nghệ, nghệ thuật, du lịch. Hiện nay, Chi hội VHDG là một Chi hội mạnh, có nhiều hội viên có trình độ học vấn sau đại học. Có thể nói, chưa bao giờ Chi hội lại có sự tham gia và quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, tri thức của tỉnh trong lĩnh vực văn hóa - xã hội như hiện nay (với 1 tiến sĩ, 2 hội viên dự tuyển nghiên cứu sinh nước ngoài, 16 cử nhân và các nghệ nhân, nhà nghiên cứu có nhiều thành tích trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa dân gian). Nhưng cho tới hiện nay, Chi hội vẫn chưa được tham gia vào công tác phản biện khoa học, chưa được tham gia vào đánh giá, thẩm định các đề tài nghiên cứu khoa học, các công trình, dự án của tỉnh để đưa ra sự hợp lý, đúng – sai hay những đóng góp hợp lý trong tổ chức các hoạt động văn hóa, du lịch, các hoạt động xã hội, kể cả các hoạt động tâm linh. Đây là một điều mà Chi hội VHDG luôn băn khoăn và muốn đóng góp vai trò của mình trong công tác phản biện khoa học để giúp tỉnh và các cơ quan, các tổ chức có một cách nhìn nhận khách quan, hai chiều các vấn đề được nêu ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.

     Hoạt động xây dựng nguồn tài chính và thu hội phí: Trong những năm qua, Chi hội VHDG hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn tài trợ của các cơ quan chủ quản và các cơ quan đỡ đầu. Do trước đây, hội viên Chi hội chủ yếu là những người cao niên, những nghệ nhân và những người đã nghỉ hưu, nên Chi hội chưa tổ chức thu hội phí. Điều này cũng gây khó khăn cho Chi hội hoạt động vì không có nguồn kinh phí, các hoạt động thiếu tính chủ động và không thường xuyên liên tục. Ngoài các hoạt động tài trợ riêng, trực tiếp cho các hội hoặc của Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh thì Chi hội không có nguồn kinh phí nào để hoạt động. Do vậy, trong kế hoạch hoạt động năm 2012 của Chi hội, BCH sẽ xem xét và báo cáo với các cơ quan chủ quản để tiến hành thu hội phí theo điều lệ và quy định của Hội VNDG Việt Nam và tìm các nguồn tài trợ để xây dựng kinh phí hoạt động cho Chi hội.

 

Văn nghệ Yên Bái số mới

Đất và người Yên Bái qua ảnh

Thư viện video

Các cuộc thi Văn học nghệ thuật

Lượt truy cập

Visitor Counter