Giọng lưỡi Việt Tân

Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát, Việt Tân hả hê khi thấy đồng bào trong nước ta phải vất vả, căng mình chống dịch. Đang la liếm tại các “bãi rác” ở nước ngoài, lũ sói Việt Tân tung lên mạng xã hội hàng loạt bài đả kích, chê bai, vu khống, xuyên tạc hòng làm nao núng niềm tin của một vài người với các biện pháp chống dịch của Việt Nam.

 

Bệnh viện dã chiến được triển khai nhanh gọn, kịp thời nhằm ngăn chặn dịch lây lan tại thành phố Hồ Chí Minh

 

Phạm Ngọc Thắng sẵng giọng vu khống, kích động: "Chi hàng triệu USD, nghìn tỷ đồng xét nghiệm… không có giá trị chữa bệnh, từ đó đưa ra các biện pháp cách ly thần tốc, cực đoan, mù quáng… Việc đặt ra các loại F0, F1234 lại thành phản khoa học, coi đây là chiến công nhờ đó mà dập dịch thành công, quá ngạo nghễ và là tội ác...”. 
 
Khi 300 sinh viên ngành y tỉnh Hải Dương tình nguyện vào thành phố Hồ Chí Minh chống dịch, Hồ Phương Trinh xưng xưng vặn hỏi: " Hải Dương, Bắc Giang đã công bố hết dịch chưa? Sao những người ở vùng dịch vào thành phố Hồ Chí Minh không phải cách ly? Hay đó là tộc người thượng đẳng miễn nhiễm Covid?”…
 
 Chỉ bấy nhiêu nọc độc từ cái giọng lưỡi nhơ bẩn của lũ sói Việt Tân phun ra đã đủ lột trần bộ mặt với mọi thủ đoạn, lời lẽ bỉ ổi, đê tiện nhất để chống phá đất nước, hòng xúi giục, kích động người dân quay lưng với các biện pháp chống dịch, đẩy đất nước vào thảm họa nhằm thỏa mãn mưu đồ độc ác của chúng.
 
Ngược với những điều chúng nói, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lại kêu gọi các nước xét nghiệm càng nhiều càng tốt để tìm ra người bị nhiễm bệnh. Cũng theo tổ chức này, Hàn Quốc là nước xét nghiệm nhiều nhất trong tổng dân số. 
 
Ở Việt Nam, theo Bộ Y tế, chúng ta chỉ tăng cường năng lực xét nghiệm tại các tỉnh, thành phố và các cơ sở y tế để chủ động tấn công truy vết. Giáo sư Guythwaites năm ngoái nghiên cứu ở thành phố Hồ Chí Minh đã kết luận: "Nếu không cách ly, những người này sẽ đi khắp nơi và dịch sẽ lây lan”. 
 
Việt Tân xúi giục không cách ly như là chúng muốn người dân không cần có trách nhiệm với tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác và không cần có sự an toàn đối với xã hội để Corona vi rút tha hồ phát tán, hoành hành. 
 
Việc đưa người đi cách ly là "xúc phạm nhân quyền” ư? Hãy xem ở Singapore, một tiếp viên hàng không mắc Covid-19 không triệu chứng, được yêu cầu cách ly, sau 1 tuần hết hạn cách ly, anh này tự ý ra khỏi khu cách ly và hiện đang đối mặt với tòa án có thể với mức án 6 tháng tù và phạt 10.000 SGD; Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Anh cũng đã công bố mức phạt những người không tuân thủ các biện pháp chống Covid-19 theo quy định. Tại Lombardy (Ý), mức phạt này là 5.000 Euro. 
 
Việt Nam thực hiện các biện pháp xét nghiệm, cách ly để truy vết, khoanh vùng dập dịch là hết sức bình thường. Trẻ em khi đã nhiễm Covid-19 hoặc tiếp xúc với cha mẹ là F0 thì trẻ em cũng phải cách ly, phải điều trị bởi Corona vi rút không chừa một ai. Từ đầu vụ dịch đến nay đã có 4.000 trẻ em phải cách ly.
 
Bộ Y tế quy định những bé dưới 5 tuổi được đặc cách cách ly tại nhà riêng khi đảm bảo yêu cầu phòng dịch Covid-19; trẻ từ 5 - 15 tuổi cách ly tập trung 1 tuần, xét nghiệm 3 lần âm tính thì được về nhà tiếp tục cách ly nếu gia đình hội đủ các điều kiện phòng dịch. Trẻ em đi cách ly được miễn phí toàn bộ do Quỹ Bảo trợ trẻ em tài trợ. Ngoài ra còn được hỗ trợ về tâm lý, cho trẻ tiếp cận đồ chơi, sách vở, tư vấn động viên các em từ các nhân viên y tế. 
 
Các nhân viên y tế hàng ngày thăm nom, kiểm tra sức khỏe, chăm sóc chu đáo cho các em. Mạng xã hội gần đây chia sẻ rất nhiều hình ảnh bác sĩ Phạm Thị Thanh Thúy - Bệnh viện Trưng Vương thành phố Hồ Chí Minh mặc đồ bảo hộ kín mít đang bế bé trai 7 tháng là F0 cho cháu bú sữa bình bởi cả nhà cháu nhiễm Covid-19. 
 
Sự thật là không hề có trẻ em "bị nhốt”, cách ly như bọn phản động xuyên tạc, bịa đặt.
 
Từ nhiều tháng nay, hàng chục vạn các chiến sĩ áo xanh, áo trắng, tình nguyện viên đủ màu áo mặc đồ bảo hộ giữa ngày hè nóng bức, không ăn, không ngủ, chấp nhận xa gia đình và cả rủi ro lây nhiễm bệnh để chăm lo cho người bệnh và người cách ly. 
 
Điều này cho thấy sự quyết tâm của toàn xã hội trong phòng chống dịch để thực hiện mục tiêu kép: khoanh vùng, dập dịch, tránh gây tổn thất đến kinh tế. Cả xã hội và nền kinh tế tự tin chống dịch, ưu tiên chống dịch song vẫn đảm bảo phát triển kinh tế, lo sinh kế cho người dân. Không để xảy ra đứt gãy, ngưng trệ. Có khó khăn nhưng không ai thiếu ăn, thiếu mặc. Chính phủ đã bổ sung gói 26.000 tỷ hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động; thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai hỗ trợ 866 tỷ đồng cho người lao động ngay trong tháng 7. 
 
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhận định: "Những gì phức tạp nhất của 3 đợt dịch trước đều dồn vào đợt này. Cho đến nay, Việt Nam vẫn được thế giới đánh giá là một trong những quốc gia chống dịch tốt nhất. Đối mặt với đợt dịch thứ 4 nguy hiểm hơn, Chính phủ nhiệm kỳ mới đã có những chỉ đạo kịp thời và mang tính đột phá”. 
 
Tiến sĩ Ki dong Park - Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam bày tỏ ấn tượng trước các biện pháp chống dịch của Việt Nam: "Các bạn nắm bắt thông tin rất nhanh, chia sẻ minh bạch, kịp thời, áp dụng công nghệ thông tin nhanh nhạy, hiệu quả… Tôi muốn dành thời gian phân tích, tổng hợp các bài học kinh nghiệm phòng chống dịch của Việt Nam để chia sẻ với cộng đồng thế giới”.
 
Những sự thật trên đây đã quá đủ để đập vào mặt lũ chó săn Việt Tân đang sục mõm khắp nơi, tìm sâu bới bọ, bới lông tìm vết hòng chống phá Việt Nam với thủ đoạn bỉ ổi, đê hèn nhất.
 
Nhất Tâm

Các tin khác:

1-5 of 21<  1  2  3  4  5  >

Văn nghệ Yên Bái

Văn nghệ Yên Bái vùng cao

Thư viện Video

cuộc thi Văn học nghệ thuật

YÊN BÁI CHUNG TAY PHONG CHỐNG DỊCH COVID-19

Giá sách văn nghệ

Lượt view

Visitor Counter