• Loading...
Đảng bộ và nhân dân tỉnh Yên Bái tập trung đẩy mạnh đưa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII vào cuộc sống
 
Đổi mới tư duy trong xây dựng báo cáo chính trị của đảng bộ tỉnh
Ngày xuất bản: 18/08/2020 1:27:52 CH

Trần Thi

 

Nghiên cứu dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020- 2025 lần thứ 5 này cho thấy: Tiểu ban Văn kiện đã lắng nghe và tiếp thu ý kiến của các đồng chí lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, của các Đảng ủy trực thuộc, các tổ chức chính trị, xã hội, nên chất lượng dự thảo báo cáo chính trị tăng lên rõ rệt. Trong phần thứ nhất, Tiểu ban Văn kiện đã tiếp thu nhiều ý kiến, thể hiện:   Chủ đề Đại hội gọn hơn, rõ ý hơn, toát lên được tư tưởng chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị trong nhiệm kỳ. Nội dung các lĩnh vực viết gọn hơn, rõ hơn những kết quả chủ yếu, nên khi nghe đã có thể nắm tổng thể được lĩnh vực. Phần nguyên nhân yếu kém đã chỉ đúng, chính xác nguyên nhân khách quan, chủ quan, giúp cho quá trình lãnh đạo, chỉ đạo tới mang lại hiệu quả cao hơn. Đặc biệt Tiểu ban Văn kiện đã nghiêm túc tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp xác đáng về 5 bài học kinh nghiệm rút ra trong nhiệm kỳ qua đúng với những gì Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các Đảng bộ trực thuộc đã phát huy và làm được một cách khá sáng tạo.

Kết qua đạt được thể hiện trong báo cáo cho chúng ta thấy sự tập trung rất cao trong lãnh đạo của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sự cố gắng của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế và nhân dân các dân tộc trong tỉnh; nó thể hiện sự khát vọng vươn lên mạnh mẽ. Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát toàn cầu, làm cho kinh tế thế giới năm 2020 có thể tăng trưởng âm, nhưng với tỉnh ta tốc độ tăng trưởng RGDP bình quân giai đoạn 2016- 2020 ước đạt 6,64%, cao hơn giai đoạn trước. Quy mô nền kinh tế tăng mạnh, đạt 33.500 tỷ đồng, tăng 1,6 lần so với năm 2015. Nông nghiệp đã hình thành lên một số vùng sản xuất có khối lượng hàng hóa tập trung lớn (quế 78.000ha, tre Bát độ 6.600ha, sơn tra 10.000 ha, lúa đặc sản 3.000 ha, chè 8.000 ha, dâu tằm 1000 ha, gỗ rừng trồng 220.000 ha). Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với chương trình OCOP, là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, đây là nhiệm vụ triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tỉnh ta đã có 76 xã đạt nông thôn mới, bằng 50% tổng số xã và cũng là tỉnh duy nhất trong vùng Tây Bắc có huyện hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Trong công nghiệp có bước tiến mnh mẽ. Giá trị sản xuất công nghiệp 2020 ước đạt 13.000 tỷ đồng, tăng gấp 1,8 lần 2015 và gấp hơn 3 lần năm 2010; đã có nhiều tập đoàn kinh tế lớn có tên tuổi đầu tư vào tỉnh, như: Bảo Lai, An Phát, tập đoàn Nippon Zoki, các doanh nghiệp may Hàn quốc... Thương mại- dịch vụ đã phát huy được thế mạnh cả thị trường trong nước và ngoài nước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2020 ước đạt 20.500 tỷ đồng, gấp 2 lần năm 2015; kim ngạch xuất khẩu năm 2020 dự kiến đạt 210 triệu USD, tăng gấp 3 lần năm 2015, gấp 8,4 lần năm  2010. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn giai đoạn 2016- 2020 ước đạt 62.500 tỷ đồng, gấp 1,5 lần giai đoạn trước và gấp 3,5 lần giai đoạn 2005- 2010. Thu cân đối ngân sách năm 2020 ước đạt trên 3600 tỷ đồng, gấp 2,3 lần năm 2015, gấp 5 lần 2010. RGDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt trên 40 triệu đồng, gấp 1,5 lần 2015, gấp 3,3 lần năm 2010.

Trong phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020- 2025, có nhiều cách tiếp cận mới, thể hiện đột phá về tư duy trong xây dựng văn kiện. Về kết cấu nội dung phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020- 2025, không chia thành 4 phần riêng biệt (Kinh tế- Văn hóa, xã hội-Quốc phòng, an ninh- Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị) như cách làm truyền thống, mà chỉ chia thành hai phần lớn. Phần I gồm: Kinh tế, văn hóa, xã hội và Quốc phòng, an ninh; phần II là phần Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Phần I gồm cả 3 lĩnh vực, thể hiện quan điểm của Đảng bộ là 3 lĩnh vực này gắn bó mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau; phát triển kinh tế, xã hội để tăng cường tiềm lực cho quốc phòng, an ninh; đồng thời quốc phòng, an ninh vững chắc tạo điều kiện cho kinh tế, xã hội phát triển. Theo cách làm trước đây, phần xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị viết riêng. Nhiệm kỳ này gộp hai phần làm một, vì tuy Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, nhưng Đảng cũng nằm trong hệ thống chính trị (thành viên của Mặt trận Tổ quốc); đây thể hiện nhất quán quan điểm xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh không thể tách rời nhau; đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực phải đồng thời trong Đảng và trong hệ thống chính trị, từ đó tăng cường củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.  

Trong xây dựng các chỉ tiêu cụ thể cho nhiệm kỳ 2020- 2025, có nhiều đổi mới, tiếp cận với xu thế phát triển của thời đại. Nhiều chỉ tiêu về kinh tế thể hiện quyết tâm rất cao của Đảng bộ nhằm sớm đưa Yên Bái trở tỉnh khá trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Cụ thể: Tốc độ tăng trưởng kinh tế RGDP đạt trên 7,5%, tổng vốn đầu tư phát tiển trên địa bàn đạt 100.000 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người năm 2025 đạt 60 triệu đồng, thu ngân sách đạt trên 7.000 tỷ đồng...  Đặc biệt các chỉ tiêu xã hội đã chú trọng, quan tâm nhiều đến con người và lần đầu tiên được đề cập, như: Phấn đấu tuổi thọ trung bình người dân Yên Bái đến năm 2025 là 74,5 tuổi, số năm sống khỏe đạt tối thiểu 68 năm, chỉ số hạnh phúc của người dân tăng 15% so với năm 2020 và lấy sự hài lòng của nhân dân là thước đo hiệu quả công tác phục vụ. Các chỉ tiêu này thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, xác định con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Ngoài các chỉ tiêu đến năm 2025 đạt được, dự thảo còn có một số chỉ tiêu định hướng đến năm 2030, như tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 8%, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 90 triệu đồng, 05/07 huyện đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

Trong phương hướng, từng lĩnh vực cụ thể đã đưa ra các chỉ tiêu quan trọng, kèm theo các giải pháp chủ yếu để thực hiện. Trong từng lĩnh vực có tiêu chí, chủ đề rõ ràng, như: Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc; trong lĩnh vực văn hóa- xã hội, xác định xây dựng con người Yên Bái thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập. Trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, Đảng bộ đặc biệt chú trọng đến công tác cán bộ, đòi hỏi cán bộ ở mức cao hơn đối với các nhiệm kỳ trước. Trước đây ngoài yêu cầu về phẩm chất, đạo đức, cán bộ phải phấn đấu đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, nay đòi hỏi cán bộ phải ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ. Đây thể hiện tư tưởng nhất quán của Đảng bộ về công tác cán bộ: Cán bộ là cái gốc của mọi công việc; cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo có vai trò quyết định sự thành bại của cách mạng.

Nghiên cứu dự thảo báo cáo Chính trị của Đảng bộ tỉnh, chúng ta thấy tự hào về các thành tựu mà trong nhiệm kỳ 2016- 2020 Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã không ngại khó khăn, gian khổ phấn đấu đạt được. Với truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên, nhất định Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh sẽ hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đề ra cho nhiệm kỳ 2020- 2025.

                                   

                                                                                                    T.T

Văn nghệ Yên Bái số mới

Đất và người Yên Bái qua ảnh

Thư viện video

Các cuộc thi Văn học nghệ thuật

Lượt truy cập

Visitor Counter