• Loading...
Đảng bộ và nhân dân tỉnh Yên Bái tập trung đẩy mạnh đưa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII vào cuộc sống
 
Minh Bảo, miền quê đáng sống
Ngày xuất bản: 03/08/2021 3:38:58 SA

 Ký của Nguyễn Hiền Lương

 

Tôi nhận lời đặt bài của Ban Biên tập Tạp chí Văn nghệ tỉnh nhưng chưa định hướng được sẽ viết gì về Minh Bảo, một xã nông thôn ven đô, diện tích tự nhiên 1.498,9 ha, 05 thôn, với 1.018 hộ, 3.297 khẩu. Tặc lưỡi, thì cứ đi, vào rồi sẽ tìm được cái để viết. Trên đường từ Yên Thịnh vào Minh Bảo, gặp cái cổng chào xã bề thế, bắt mắt, đề dòng chữ "Xã nông thôn mới Minh Bảo", tôi reo lên trong lòng: Chủ đề bài ký đây rồi.

Vào trụ sở xã, nghe giới thiệu, văn phòng dẫn lên gặp Chủ tịch Ủy ban nhân xã Nguyễn Quốc Huy. Tôi bắt tay Chủ tịch và chia sẻ sự bất ngờ của mình: Quả thực, cứ ngỡ Chủ tịch xã là một ông trung niên, ăn mặc xuềnh xoàng, nào ngờ Chủ tịch lại trẻ, đẹp thế này.

Chủ tịch Huy cười thân thiện, cho tôi biết, tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp Thái Nguyên, anh về làm việc tại khuyến nông thành phố, được tăng cường về làm Chủ tịch Minh Bảo mấy năm nay. Anh hỏi, tôi cần tìm hiểu vấn đề gì của Minh Bảo? Tôi nói, tìm hiểu về nông thôn, điều tôi quan tâm nhất là đời sống của người nông dân. Chủ tịch Huy cười bảo, đời sống nông dân bây giờ không chỉ là ăn no, mặc ấm mà được thể hiện ở rất nhiều khía cạnh, vật chất, tinh thần, chăm sóc sức khỏe, phát triển giáo dục, môi trường sống, phương thức sản xuất, cơ sở hạ tầng nông thôn... Tôi cũng cười bảo, vậy Chủ tịch cho tôi biết về từng khía cạnh?

- Vâng, trước hết nói về thu nhập của người dân. Năm 2020, tổng thu nhập toàn xã sau khi trừ chi phí sản xuất, bình quân đạt 54 triệu đồng/người/năm, tăng 1,46 lần so với năm 2016, thời điểm đạt chuẩn nông thôn mới. Đối với các hợp tác xã thì thu nhập của xã viên còn khá hơn, bình quân từ 5 đến 5,5 triệu đồng/người/tháng.

- Còn đời sống văn hóa- xã hội thì sao?

- Cũng có một bước chuyển lớn. Minh Bảo đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở mức độ 3. Đặc biệt 100% trẻ em khuyết tật có khả năng học tập đều được tiếp cận giáo dục. Các cơ sở giáo dục đều đạt chuẩn. Về chăm sóc sức khỏe, 100% dân số được quản lý theo dõi sức khỏe, 93% tham gia Bảo hiểm Y tế. Văn hóa thể thao, 5 Câu lạc bộ văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao của 5 thôn và Câu lạc bộ văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao của xã, duy trì hoạt động thường xuyên, thu hút được trên 60% dân số tham gia vui chơi, luyện tập, giao lưu văn nghệ, thể thao.

Tôi đặt một câu hỏi khó với Chủ tịch:

- Tham quan, tìm hiểu nhiều xã nông thôn mới trong tỉnh, thấy một vấn đề tưởng thực hiện dễ mà lại khó khăn, phức tạp. Đó là vệ sinh- môi trường. Cái khó ở đây không phải vì cơ sở vật chất hoặc thiếu kinh phí mà do thói quen tùy tiện và tập quán của người dân nông thôn. Với Minh Bảo thì sao?  

Chủ tịch Huy không biến đổi sắc mặt, trước câu hỏi mà tôi cho là khó. Anh vẫn tươi cười bảo:

- Bảo đảm về môi trường quả là không dễ song Minh Bảo có cách làm của mình. Chúng ta vẫn hay nói thuận miệng: "Sáng, xanh, sạch, đẹp", song chúng tôi quan niệm, trước tiên phải là sạch. Không sạch làm sao sáng, làm sao xanh, làm sao đẹp được. Dân nông thôn có thói quen xả rác tùy tiện ra suối, ra đồi, ra cả đường, không cần xử lý. Vì tùy tiện, xem thường mà nhiều dòng sông, con suối, ao hồ đã biến thành sông chết, suối chết, hồ chết. Minh Bảo có một dòng suối lớn chảy quan. Lãnh đạo xã hạ quyết tâm, không để dòng suối chết vì ô nhiễm. Chỉ cần một việc đơn giản, không xả rác ra suối. Việc không phức tạp, không đòi hỏi kinh phí nhưng quả là làm được phải cần đến ý thức chủ thể của người dân, sự đồng thuận cao của toàn dân, từ già đến trẻ. Một khi dân hiểu, giữ dòng suối trong sạch là cho mình, cho con cháu mình thì việc khó sẽ trở thành dễ. Nâng cao ý thức chủ thể của người dân trong bảo vệ môi trường, có tác dụng hơn mọi hình thức canh giữ, trừng phạt, răn đe. Cùng với nâng cao ý thức chủ thể, cũng phải tạo điều kiện để dân không còn phải lén lút, vụng trộm xả rác. Xã hợp đồng với Công ty Cổ phần Môi trường và Năng lượng Nam Thành, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải cho nhân dân. 53% số hộ dân Minh Bảo còn thực hiện phân loại rác thải tại nguồn thành các loại khác nhau. Chất thải hữu cơ như thức ăn thừa, rau củ… được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi; chất thải có khả năng tái chế như nhựa, bìa carton, kim loại… được gom để bán cho các đơn vị thu mua phế liệu; phần còn lại được đem tới điểm tập kết rác. Với chất thải y tế thì thu gom vào các thùng chuyên dụng, định kỳ chuyển đến Trung tâm Y tế thành phố thuê xử lý. Đối với các cơ sở phát sinh chất thải nguy hại khác như trang trại chăn nuôi lợn gà, chất thải đều thu gom, lưu giữ trong thùng hoặc khu lưu giữ. Định kỳ thuê đơn vị có đủ chức năng vận chuyển, xử lý. Với chất thải là vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật, xã cho làm 55 bể chứa bằng bê tông, có nắp đậy, cửa và biển hiệu đảm bảo theo quy định, thông qua Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố thuê Công ty Cổ phần Môi trường đô thị và Công nghiệp 10-Urenco10 việc vận chuyển, xử lý. Còn với các loại nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất đều qua bể phốt, bể tự hoại và hệ thống xử lý trước khi xả ra môi trường. Ngoài ra, định kỳ 2 tháng một lần, cán bộ công chức xã và nhân dân thực hiện "Ngày thứ 7 cùng dân" tổng vệ sinh môi trường, không để tồn đọng các loại chất thải. Một khi tiêu chí sạch đã tốt, thì xanh, sáng, đẹp không còn là cái khó. Trên địa bàn xã, có 25 tuyến đường giao thông, gồm đường trục thôn, đường liên thôn, liên xã, đều đã bê tông hóa, có cống, rãnh thoát nước, tại các điểm giao cắt đều lắp đặt biển báo theo quy định, trong đó 20/25 tuyến đã lắp đặt hệ thống chiếu sáng, đạt tỷ lệ 80%. Ban đêm đi trong thôn xóm sáng cũng chẳng khác gì phố xá. Còn xanh, thì trên đường nhà báo vào xã chắc cũng thấy, đồi thấp thì cây cảnh, cây ăn quả, chè, đồi cao cao thì cây lấy gỗ. Đất Minh Bảo không còn chỗ nào là đất trống, đồi trọc.

- Còn đẹp thì là đường hoa phải không Chủ tịch? Tôi đi vào đây, suốt từ cổng chào Minh Bảo tới Trụ sở xã đúng là đi giữa đường hoa. Hoa đủ sắc màu sắc, đỏ, hồng, vàng, tím.- Tôi góp lời với Chủ tịch Huy.

- Chưa hết đâu nhà báo ạ. Trên địa bàn xã đã có 14/20 tuyến đường xã, thôn trồng hoa, cây cảnh và cây bóng mát. Gồm đường Yên Thế, đường Trực Bình đi Bảo Tân, đường xóm 4 đi Đầm Lớn, đường xóm 1, xóm 2 thôn Yên Minh, đường Yên Minh đi Thanh Niên, đường Rặng Nhãn, đường Trực Bình đi Cường Thịnh, đường Thanh Niên đi Bảo Yên, đường xóm 2 Trực Bình, đường nối xóm 5, Bảo Tân với xóm 1, Yên Minh, đường Bảo Yên đi Trực Bình, đường Đá Lải thôn Thanh Niên. Mùa xuân thì hoa đào cảnh đủ loại, phớt hồng của đào phai, hồng tươi của đào bích đơn, hồng đậm của đào bích kép, rồi màu trắng ngà bình dị, duyên dáng của hoa mận, hoa mơ. Tất cả đều tràn ngập sắc xuân. Ngoài ra, tại thôn Thanh Niên còn có trang trại hoa lan, đủ các loài lan, từ lan nội địa tới lan nhập cảnh. Tại thôn Bảo Yên thì có khu du lịch sinh thái, ẩm thực "Ecolake- Thuận Bắc", vừa có diện tích mặt hồ thoáng rộng, nước trong xanh, đường ven hồ tràn ngập sắc màu của hoa ngũ sắc, hướng dương, hấp dẫn du khách tới tham quan, vui chơi, chụp ảnh và ẩm thực. Minh Bảo không được thiên nhiên ưu đãi cho những kì quan, danh thắng thì con người Minh Bảo phải tạo ra cái đẹp để nâng cao chất lượng cuộc sống của mình và mời gọi bạn bè đến với mình.

Chủ tịch Huy, ngừng lời, khẽ đẩy chén trà Bát Tiên lại phía tôi: "Bát Tiên Minh Bảo đấy ạ". Anh cũng nhấp một ngụm nhỏ rồi lại thong thả trao đổi:

- Không chỉ chăm lo phát triển đời sống vật chất, tinh thần mà còn tạo mọi điều kiện thuận lợi khác cho đời sống nhân dân. Hiện 100% các thủ tục hành chính đã được giải quyết ngay tại bộ phận hành chính công của xã, nhà báo ạ...

Tôi ngắt lời Chủ tịch Huy:  

- Minh Bảo xứng đáng là một miền quê đáng sống. Đúng vậy. Tôi có tên bài viết của mình rồi: “Minh Bảo, miền quê đáng sống". Bí quyết gì có thể biến một vùng làng đồi còn nhiều khó khăn, thiếu thốn trở thành một miền quê đáng sống nhanh như vậy?

Chủ tịch Huy chia sẻ ngay:

- Bí quyết là chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước, được lãnh đạo xã triển khai sáng tạo trên cơ sở điều kiện thực tiễn. Trước tiên, có xây dựng nông thôn mới, xã mới có cơ hội triển khai các mô hình, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp, làm thay đổi cơ cấu sản xuất và tăng nguồn thu. Từ năm 2016 đến 2019, xã đã triển khai 91 dự án trong đó 9 dự án từ nguồn hỗ trợ của tỉnh, 82 dự án từ nguồn hỗ trợ của thành phố, 01 dự án từ nguồn của xã. Năm 2020, xã tiếp tục triển khai 8 dự án theo Nghị quyết 15, 13 dự án theo Nghị quyết 13 của HĐND tỉnh, đều là các dự án chăn nuôi lợn, gà. Bên cạnh triển khai dự án sản xuất nông nghiệp, xã cũng chú trọng phát triển cả sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và các ngành nghề nông thôn. Hiện trên địa bàn có 74 hộ kinh doanh dịch vụ, trong đó có 35 cơ sở sản xuất, kinh doanh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, 4 công ty, 4 hợp tác xã, 12 tổ hợp tác xã. Nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác có thu nhập cao và ổn định, như HTX xây dựng Trực Bình, tổ hợp tác cơ khí nhôm kính, mộc dân dụng, chế biến gỗ rừng trồng. Nhiều hộ dân cũng đã mạnh dạn đầu tư mở rộng hình thức kinh doanh, thành lập doanh nghiệp thúc đẩy lưu thông hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nhân dân trong và ngoài tỉnh, như Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Hiển Hằng, Công ty trách nhiệm hữu hạn Hòa Lộc, Nhà phân phối Hải Dậu, Nhà phân phối lương thực Hải Bình, HTX nông nghiệp Minh Bảo, HTX Tâm Đức... Nhờ đẩy mạnh cả Nông- Công- Thương mà nông thôn mới của Minh Bảo có sự phát triển toàn diện.

Dừng một lát rồi Chủ tịch Huy lại bộc bạch:

- Xây dựng nông thôn mới không chỉ nâng cao đời sống nhân dân, tạo một diện mạo mới cho xã hội nông thôn mà còn làm thay đổi phương thức sản xuất, thay đổi tư duy của người làm nông nghiệp nhà báo ạ.

- Chủ tịch có thể nói rõ hơn được không?

- Vâng, trước hết là mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, nhất là sản xuất các sản phẩm chủ lực của xã. Thời đại 4.0 thì nông nghiệp cũng phải 4.0 chứ, phải tạo được các sản phẩm đạt chất lượng "OCOP" thì mới có giá trị hàng hóa cao. Hiện mật ong hoa tự nhiện của Minh Bảo, sản lượng 6000 lít mật/năm đã được công nhận sản phẩm "OCOP" 3 sao.

Tôi ngắt lời Chủ tịch Huy:

- Thế nào là "OCOP" và "OCOP" 3 sao?

- "OCOP" là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, hiểu nôm na là mỗi xã một sản phẩm chủ lực, chất lượng có giá trị hàng hóa cao, có thể xuất khẩu. Trong xây dựng nông thôn mới, "OCOP" vừa là giải pháp, vừa là nhiệm vụ nhằm tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, gia tăng giá trị sản phẩm và bảo vệ môi trường. Chất lượng sản phẩm "OCOP" được đánh giá theo thang điểm 100. Từ 90-100 điểm, là "OCOP" 5 sao đạt cấp quốc gia, có thể xuất khẩu; từ 70- 89 điểm là "OCOP" 4 sao, sản phẩm cấp tỉnh, có thể nâng cấp lên hạng 5 sao; từ 50- 69 điểm là hạng 3 sao, có thể nâng cấp lên hạng 4 sao; từ 40- 59 điểm là 2 sao,  từ 30- 49 điểm là 1 sao.

Thấy Chủ tịch Huy ngưng lời, tôi hỏi ngay:  

- 2016, Minh Bảo đạt chuẩn nông thôn mới, đến nay mới hơn 4 năm, đã qua ngưỡng nông thôn mới nâng cao, để cập chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Có thể xem đây là một bước thăng tiến nhảy vọt của Minh Bảo. Làm sao Minh Bảo có được điều đó, thưa đồng chí Chủ tịch?

- Vâng! Chúng tôi quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuan Phúc, xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm đầu, không có điểm kết thúc. Vì vậy ngay từ khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, xã không thỏa mãn, không dừng lại, mà bắt tay ngay vào xây dựng nông thôn mới nâng cao. Với sự nỗ lực của cán bộ, đảng viên và nhân dân toàn xã, tháng 8/2020, Minh Bảo đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Cuối năm 2020, Hội đồng thẩm định, xét công nhận chuẩn nông thôn mới của tỉnh, tiến hành xem xét đánh giá nông thôn mới của Minh Bảo trên cơ sở 4 tiêu chí của nông thôn mới kiểu mẫu, theo Quyết định số 691/QĐ-TTg ngày 06/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020. Theo đó, nhóm tiêu chí số 1: Sản xuất- Thu nhập- Hộ nghèo, yêu cầu xã nông thôn mới kiểu mẫu phải có vùng sản xuất hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm chủ lực của xã, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, kinh doanh hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu; có ít nhất 02 hợp tác xã kiểu mới liên kết làm ăn có hiệu quả; Thu nhập bình quân đầu người của xã tại thời điểm xét, công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu phải cao hơn từ 1,5 lần trở lên so với thu nhập bình quân đầu người tại thời điểm được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới;  Không có hộ nghèo (trừ các trường hợp thuộc diện bảo trợ xã hội theo quy định, hoặc do tai nạn rủi ro bất khả kháng, hoặc do bệnh hiểm nghèo). Minh Bảo đã có 3 vùng sản xuất. Vùng sản xuất chè 22ha, sản phẩm búp tươi 35 tấn/năm, búp khô 7 tấn/năm. Chè Bát Tiên chất lượng cao, thu nhập trung bình 121 triệu đồng/ha/năm (cao gấp 3,4 lần so với trồng cây lâm nghiệp). Kết quả phân tích mẫu đất, mẫu sản phẩm đều bảo đảm quy định, đủ điều kiện là sản phẩm "OCOP" 3 sao. Vùng trồng đào cảnh, quy mô 16.000 cây, thu nhập trung bình 180 triệu đồng/ha/năm (cao gấp 2,1 lần so với trồng các cây ăn quả). Vùng chăn nuôi ong, 750 đàn, kết quả phân tích mẫu sản phẩm năm 2019, đã được công nhận là sản phẩm "OCOP" 3 sao. Minh Bảo cũng đã có 04 hợp tác xã, gồm HTX xã Nông nghiệp Minh Bảo trồng chè, đào cảnh, nuôi ong lấy mật; Hợp tác xã Tâm Đức, nuôi gà theo tiêu chuẩn VIETGAP; Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Life Green trồng rau, dưa hữu cơ trong nhà lưới; Hợp tác xã Dịch vụ xây dựng Minh Bảo chuyên kinh doanh dịch vụ đổ bê tông, xây dựng tổng hợp. Các HTX đều sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, đầu ra ổn định, được ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Về tiêu chí hộ nghèo, Minh Bảo đã thoát nghèo bền vững trừ 11 hộ thuộc diện bảo trợ xã hội theo quy định, hoặc do tai nạn rủi ro bất khả kháng, hoặc do bệnh hiểm nghèo.

Nhóm tiêu chí số 2: Giáo dục- Y tế- Văn hóa, yêu cầu tỷ lệ huy động trẻ đi học mẫu giáo đạt từ 90% trở lên; tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào học lớp 1 đạt 100%; tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học đạt từ 95% trở lên, số trẻ em 11 tuổi còn lại đều đang học các lớp tiểu học; tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 đang học chương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông hoặc giáo dục nghề nghiệp đạt từ 95% trở lên. Trạm y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; dân số thường trú trên địa bàn xã được quản lý, theo dõi sức khỏe đạt từ 90% trở lên. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt từ 95% trở lên. Có mô hình hoạt động văn hóa, thể thao tiêu biểu, thu hút từ 60% trở lên số người dân thường trú trên địa bàn xã tham gia. Mỗi thôn, bản, ấp có ít nhất 01 đội hoặc 01 câu lạc bộ văn hóa- văn nghệ hoạt động thường xuyên, hiệu quả.  Minh Bảo có 02 trường học, Trường Mầm non Thanh Bình và Trường Tiểu học và THCS Minh Bảo, đều kiên cố hóa, từ 2016 đến nay, được đầu tư xây mới 8 phòng học văn hóa, 3 phòng bộ môn; cải tạo, sửa chữa 2 hạng mục phụ trợ; mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu và 6 bộ thiết bị dạy học thông minh với phí 9,5 tỷ đồng. Xã đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trẻ mầm non 05 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập THCS mức độ 3; tỷ lệ học sinh huy động trẻ 5 tuổi đến lớp đạt 100%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học THPT đạt 94,1%. Minh Bảo đã có học sinh giỏi cấp thành phố và cấp tỉnh.

Nhóm tiêu chí số 3 về Môi trường, yêu cầu, tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lý theo đúng quy định đạt từ 90% trở lên; tỷ lệ rác thải sinh hoạt được phân loại, áp dụng biện pháp xử lý phù hợp đạt từ 50% trở lên; Có từ 60% trở lên số tuyến đường xã, thôn, bản, ấp có rãnh thoát nước và được trồng cây bóng mát hoặc trồng hoa, cây cảnh toàn tuyến; Có mô hình bảo vệ môi trường (hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ, đội, nhóm tham gia thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, vệ sinh đường làng ngõ xóm và các khu vực công cộng; câu lạc bộ, đội tuyên truyền về bảo vệ môi trường) hoạt động thường xuyên, hiệu quả, thu hút được sự tham gia của cộng đồng; Có từ 90% trở lên số hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường. 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện xử lý rác thải, nước thải đạt tiêu chuẩn và đảm bảo bền vững. Nhóm tiêu chí này, Minh Bảo cũng hoàn toàn đạt chuẩn. Đặc biệt 5 tổ tự quản giữ gìn vệ sinh môi trường, đường xanh, sạch, đẹp tại 5  thôn: Yên Minh, Thanh Niên, Bảo Yên, Trực Bình, Bảo Tân đều hoạt động rất hiệu quả, thu hút sự tham gia của toàn cộng đồng. Chuồng trại của 643/643 hộ chăn nuôi đều có bể bigoga, bể chứa để xử lý nước thải, đảm bảo vệ sinh môi trường. Các trang trại chăn nuôi có quy mô lớn như trang trại chăn nuôi lợn của Công ty TNHH Đầm Mỏ, trang trại chăn nuôi gà của hộ bà Nguyễn Thị Hạt thôn Bảo Yên đều đảm bảo diện tích so với số lượng chăn nuôi và các tiêu chí về vệ sinh môi trường. 30/43 cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ thực hiện xử lý rác thải, nước thải đạt tiêu chuẩn, đảm bảo bền vững.

Nhóm tiêu chí số 4 về An ninh trật tự- Hành chính công, yêu cầu trong 03 năm liên tục trên địa bàn xã không có khiếu kiện đông người trái pháp luật; không có công dân thường trú ở xã phạm tội; tệ nạn xã hội được kiềm chế. Công khai minh bạch, đầy đủ các thủ tục hành chính, giải quyết thủ tục hành chính cho các tổ chức, công dân đảm bảo hiệu quả; có mô hình điển hình về cải cách thủ tục hành chính hoạt động hiệu quả. Với nhóm tiêu chí này, Minh Bảo hàng năm đều có kế hoạch đảm bảo An ninh chính trị- Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc thường xuyên được củng cố duy trì hoạt động có hiệu quả, kịp thời ngăn chặn những hành vi gây mất trật tự và các loại tệ nạn xã hội, làm tốt công tác tuần tra giữ gìn trật tự an toàn xã hội, giao thông. Các tệ nạn xã hội giảm nhanh. Các đơn đề nghị, kiến nghị, các mâu thuẫn tranh chấp trong nhân dân được giải quyết ngay tại cơ sở, không để gây bức xúc trong nhân dân. Các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã thường xuyên được cập nhập, niêm yết công khai đúng, đầy đủ tại Bộ phận Hành chính công của xã, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận, tìm hiểu và giải quyết trước hạn, đúng hạn, đúng quy định. Xã còn có 2 mô hình điểm về cải cách thủ tục hành chính, gồm mô hình: “4 tại chỗ” (tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả) được thực hiện ngay tại Bộ phận hành chính công xã; mô hình “Hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính lưu động cho người cao tuổi, ốm đau, bệnh trọng, khuyết tật trên địa bàn xã” được áp dụng cho các đối tượng là người cao tuổi, ốm đau, bệnh trọng, khuyết tật. Như vậy cả 4 nhóm tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu, Minh Bảo đều đạt và vượt. Với sự thống nhất cao, 100% thành viên Hội đồng thẩm định đã nhất trí kết luận: Minh Bảo đủ điều kiện trình UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Đồng chí Nguyễn Thế Phước- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định, biểu dương những nỗ lực, cố gắng của nhân dân Minh Bảo trong xây dựng xã nông thôn mới; đề nghị Minh Bảo quan tâm thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân; đổi mới mô hình hợp tác sản xuất theo hướng hiệu quả; làm tốt công tác vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan trên địa bàn xã. Tỉnh chọn Minh Bảo là nơi làm điểm của thành phố Yên Bái trong phân loại rác thải tại nguồn. Ngày 31/12/2020, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3428/QĐ-UBND công nhận xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2020.

Tôi và Chủ tịch Huy đang trò chuyện thì bà Nguyễn Thị Hiền- Bí thư Chi bộ thôn Yên Minh có việc báo cáo, xin ý kiến của Chủ tịch Huy. Tôi tranh thủ hỏi bà về cảm xúc của nhân dân khi xã được công nhận là nông thôn mới kiểu mẫu. Bà Hiền hồ hởi nói:

- Chúng tôi rất vui. Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu đã làm cho quê hương chúng tôi thành một miền quê đáng sống, đem lại cho chúng tôi niềm vui hạnh phúc. Chúng tôi quyết tâm giữ vững và nâng cao những gì đã đạt được. Quyết tâm chung sức, đồng lòng để quê hương Minh Bảo ngày càng giàu đẹp, đời sống nhân dân ngày càng một ấm no, hạnh phúc.

Trên đường cùng anh Bùi Việt Tiến, Chủ tịch Hội Nông dân, kiêm Giám đốc HTX nuôi ong lấy mật vào thăm trại ong tại thôn Bảo Yên, tôi cứ nghĩ mãi về 2 chữ Minh Bảo. "Minh" nghĩa là trong sáng, minh mẫn, sáng suốt; "Bảo" vừa chỉ sự trân quý, điều quý, vật quý, còn có ý nghĩa chỉ sự giữ gìn, các giá trị trân quý. Mới có một ngày tìm hiểu tôi đã thấy, người Minh Bảo đã và đang nỗ lực, đồng chí, đồng lòng, chung tay, tạo nên một miền quê đúng với tên gọi của nó. Một miền quê đáng sống, nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân Minh Bảo, góp phần vào xây dựng một thành phố Yên Bái: Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc.

 

                                                           Tháng 6/ 2021

                                                               N.H.L

 

Văn nghệ Yên Bái số mới

Đất và người Yên Bái qua ảnh

Thư viện video

Các cuộc thi Văn học nghệ thuật

Lượt truy cập

Visitor Counter