• Loading...
Đảng bộ và nhân dân tỉnh Yên Bái tập trung đẩy mạnh đưa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII vào cuộc sống
 
Nhiều nét mới trong Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21
Ngày xuất bản: 05/02/2023 6:17:00 CH

 Sau 3 năm gián đoạn do dịch COVID-19, vào dịp Tết Nguyên tiêu - rằm tháng Giêng năm Quý Mão 2023, Ngày thơ Việt Nam sẽ trở lại và diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long với nhiều sự kiện, cách làm mới.

Ngày 12/1, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam họp báo về Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21. Theo nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21 có chủ đề “Nhịp điệu mới” thể hiện ước vọng, khi đất nước đã vượt qua đại dịch thế kỷ, cuộc sống bình thường mới trở lại với nhịp điệu, khí thế và niềm tin mới cùng với sự phục hồi mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, hướng tới một tương lai tràn đầy hy vọng về những điều tốt đẹp.

Sau 18 năm tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, lần đầu tiên Ngày thơ Việt Nam được tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long - Di tích quốc gia đặc biệt được UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa thế giới (19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội), để tạo nhiều không gian hơn cho các hoạt động lan tỏa tinh thần thi ca trong đời sống.

Sau 3 năm gián đoạn do dịch COVID-19, vào dịp Tết Nguyên tiêu - rằm tháng Giêng năm Quý Mão 2023, Ngày thơ Việt Nam sẽ trở lại và diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long.

Tổng đạo diễn Lê Quý Dương chia sẻ, Ngày thơ Việt Nam được ê kíp sáng tạo thực hiện theo tinh thần một lễ hội thi ca dành cho tất cả mọi người, với sự kết hợp giữa nét truyền thống và hiện đại.

Theo đó, không gian Ngày thơ Việt Nam gồm toàn bộ khu vực sân Đoan Môn của Hoàng thành Thăng Long. Tại đây, qua Cổng thơ, khán giả sẽ dạo bước trên Đường thơ để thưởng lãm 100 câu thơ hay của thi ca Việt Nam được viết trên giấy dó tạo hình thành những chiếc quạt - cánh bướm. Cuối Đường thơ là Nhà ký ức, nơi trưng bày các hiện vật đặc biệt của các nhà thơ tên tuổi qua nhiều thời kỳ của văn học Việt Nam do Bảo tàng Văn học Việt Nam cung cấp. Bên cạnh Nhà ký ức là Quán thơ, nơi các nhà thơ, tao nhân mặc khách nhiều thế hệ sẽ giao lưu với công chúng, đọc thơ và trò chuyện về nền thi ca Việt Nam. Song song với Đường thơ, phía phố Nguyễn Tri Phương, dự kiến sẽ có Đường sách, với khoảng 40 ki-ốt dành cho các NXB, Công ty Văn hóa, phát hành sách; công chúng tham quan và mua các tác phẩm văn học, các tuyển tập thi ca cổ điển và đương đại.

Về nội dung, Ngày thơ Việt Nam gồm chuỗi hoạt động diễn ra trong 2 ngày 4 và 5/2 (tức ngày 14 tháng Giêng và rằm tháng Giêng năm Quý Mão). Trong ngày rằm tháng Giêng năm Quý Mão, Ngày thơ Việt Nam sẽ có các hoạt động hấp dẫn như: Tọa đàm “Thơ hiện nay với hôm nay” với sự tham gia của nhiều thế hệ nhà thơ; chiếu phim tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của các nhà thơ tên tuổi; chiếu video tuyển chọn các ca khúc được phổ từ những bài thơ được nhiều người yêu thích; giao lưu đọc thơ, trò chuyện về thơ. Đặc biệt, vào 19h sẽ có chương trình nghệ thuật tôn vinh thơ với nhiều hình thức khác nhau, có sự tham gia của các nhà thơ, nghệ sĩ nổi tiếng được yêu mến.

Theo Ban tổ chức, bắt đầu từ năm 2023, Ngày thơ Việt Nam sẽ được tổ chức ở nhiều nơi để lan tỏa tình yêu thi ca đến cộng đồng. Dự kiến, Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22, năm 2024, sẽ tổ chức tại tỉnh Phú Yên với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn.

Theo Báo đện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

 

Tin khác

  • Cuộc vận động sáng tác văn học-nghệ thuật kỷ niệm 420 năm hình thành tỉnh Quảng Bình (1604-2024), 75 năm Ngày Quảng Bình quật khởi (15/7/1949-15/7/2024) và 35 năm Ngày tái lập tỉnh (1/7/1989-1/7/2024)
  • Lễ công bố Quyết định và trao Chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia cho 02 di sản: “Nghệ thuật Khèn”, “Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải” của người Mông, huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn; Khai mạc Festival Khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ Dày 2023
  • Triển lãm ảnh nghệ thuật chào mừng Lễ công bố quyết định và trao chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia cho 02 di sản: “Nghệ thuật Khèn”, “Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải” của người Mông, huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn; Khai mạc Festival Khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ Dày 2023
  • Chốt danh sách tác phẩm lọt vào vòng Chung khảo Giải thưởng VHNT Yên Bái năm 2023
  • Gặp mặt tọa đàm “Văn nghệ sĩ một thời áo lính”
  • Hội Liên hiệp VHNT Yên Bái tổng kết công tác Chi bộ Đảng năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024
  • Cơ quan Thường trực Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Yên Bái: Tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.
  • Hội thảo về lý luận phê bình văn học, nghệ thuật 50 năm sau ngày đất nước thống nhất
  • Trao giải cuộc thi thơ học đường và truyện ngắn có chủ đề "Dấu ấn quê hương"
  • Toàn văn phát biểu của đồng chí Đỗ Đức Duy tại Lễ trao giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Yên Bái năm 2023.
  • 71-80 of 1034<  ...  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  ...  >

    Văn nghệ Yên Bái số mới

    Đất và người Yên Bái qua ảnh

    Thư viện video

    Các cuộc thi Văn học nghệ thuật

    Lượt truy cập

    Visitor Counter